Thủ tục phá sản tại Toà án mới nhất
Xin hỏi Luật sư, pháp luật có quy định như thế nào về phá sản doanh nghiệp? Trình tự thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật?
Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội
1. Quy định chung pháp luật
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật phá sản 2014: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Theo quy định tại Điều 6 Luật phá sản 2014, chủ thể sau đây có quyền nộp yêu cầu tuyên bố phá sản:
-
Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
-
Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
-
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
-
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
-
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
-
Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
2. Trình tự thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. (Điều 31 Luật phá sản 2014)
- Thẩm phán được phân công xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Trả lại đơn hoặc chuyển cho Tòa án có thẩm quyền hoặc Thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn). (Điều 32 Luật phá sản 2014)
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án để các bên thương lượng việc rút đơn. Tòa án ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ. (Điều 37 Luật phá sản 2014)
- Nếu xác định đơn phá sản hợp lệ và không có yêu cầu thời hạn thương lượng, Tòa án dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản. (Điều 38 Luật phá sản 2014)
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, như sau:
a) Nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự;
b) Nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án
mở tại ngân hàng.
• Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Tòa án thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản. (Điều 40 Luật phá sản 2014)
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp phá sản theo thủ tục rút gọn. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và bị cấm thực hiện các hoạt động tại Điều 48 Luật phá sản 2014.
• Bước 3: Ra Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
- Thông báo, đăng tin quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong 3 ngày kể từ ngày có Quyết định. (Điều 43 Luật phá sản 2014)
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. (Điều 44 Luật phá sản 2014)
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. (Điều 45 Luật phá sản 2014)
- Xác định các nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản, lập danh sách chủ nợ, lập danh sách người mắc nợ, áp dụng các biện pháp bảo toàn tài sản theo quy định.
- Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ. (Điều 67, 68 Luật phá sản 2014). Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ: 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn niêm yết.
• Bước 4: Hội nghị chủ nợ và Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
- Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản (Trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ) hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ (Trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ), trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 của Luật phá sản.
+ Trường hợp Hội nghị chủ nợ không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 79 Luật phá sản thì hoãn Hội nghị chủ nợ;
+ Căn cứ vào kết quả của phiên họp Hội nghị chủ nợ thì Tòa án tiến hành các bước sau:
1. Tòa án ra Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán;
2. Tòa án ra thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và Quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nếu doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
3. Tòa án ra Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản khi:
- Trường hợp triệu tập lại Hội nghị chủ nợ mà vẫn không đủ điều kiện hợp lệ quy định tại Điều 79 Luật phá sản;
- Trường hợp Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật phá sản;
- Trường hợp không tổ chức lại được Hội nghị chủ nợ để thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 7 Điều 91 Luật phá sản;
- Nghị quyết của Hội Nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 Luật phá sản;
- Phương án phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã không hoàn thành theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 95 Luật phá sản.
* Thời hạn đề nghị xem xét lại, kháng nghị Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc được thông báo hợp lệ.
• Bước 5: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
+ Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản được quy định tại Điều 120 Luật phá sản 2014.
+ Theo văn bản yêu cầu của Chấp hành viên thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản.
+ Phân chia tiền thu được từ việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
3. Dịch vụ pháp lý luật sư bảo vệ quyền và lợi ích về phá sản
- Soạn và nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
- Tư vấn thủ tục Thanh lý tài sản, các khoản nợ;
- Đại diên khách hàng tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết với cơ quan chức năng;
- Luật sư soạn thảo và tham gia đàm phán với các bên liên quan;
- Luật sư phá sản doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp doanh nghiệp phá sản
- Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về phá sản theo quy định của pháp luật. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Phí tư vấn theo giờ/ thanh toán trước khi tư vấn.
Luật sư kinh nghiệm thực hiện phá sản theo quy định của pháp luật
Luật Đức An, chất lượng và uy tín
Trân trọng!
Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO
Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT liên hệ: 0902201233 - cố định 024 66544233
Email: luatsubichhao@gmail.com Web: www.luatducan.vn
Face: Công ty luật TNHH Đức An