1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Sở hữu trí tuệ / Hợp đồng bản quyền âm nhạc

Hợp đồng bản quyền âm nhạc

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp âm nhạc và sự bùng nổ của công nghệ số, vấn đề bảo vệ bản quyền âm nhạc ngày càng trở nên quan trọng. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi của tác giả, nghệ sĩ và các tổ chức liên quan. Luật Đức An tư vấn về hợp đồng bản quyền âm nhạc


  1. Khái niệm bản quyền âm nhạc

Bản quyền âm nhạc là quyền sở hữu của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mà mình sáng tạo ra. Quyền này bao gồm cả quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm âm nhạc. Trong đó, quyền nhân thân đảm bảo rằng tên của tác giả sẽ được ghi nhận khi tác phẩm được sử dụng và bảo vệ quyền lợi về danh dự, nhân phẩm của tác giả. Còn quyền tài sản cho phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền khai thác tác phẩm âm nhạc, bao gồm quyền sao chép, phân phối, biểu diễn, công bố tác phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau.

  1. Quy định pháp luật Việt Nam về bản quyền âm nhạc

Pháp luật Việt Nam quy định về bản quyền âm nhạc chủ yếu trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể:

  1. Đối tượng được bảo hộ

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm mở rộng thêm rất nhiều các thức tiếp cận cho người dân đối với một tác phẩm nghệ thuật âm nhac. Từ các chương trình tivi,, băng đĩa, các bản thu âm,… Các tác phẩm âm nhạc hiện nay không chỉ đem lại giá trị tinh thần và còn đang góp phần phát triển kinh tế, giúp quảng bá văn hoá của Việt Nam rộng ra ngoài thế giới và cũng như đem lại một nguồn lợi rất lớn cho chủ sở hữu của tác phẩm đó. Tuy nhiên, việc công khai các tác phẩm âm nhạc lên các hệ thống thông tin giải trí cũng kéo theo sự mối nguy hiểm về bản quyền khi những người không phải là tác giả hoặc có sự cho phép của tác giả đã tìm cách đăng tải các tác phẩm lên với nhiều mục đích khác nhau.

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam ra đời như một cuộc cách mạng lớn vừa là để coi trọng sự đóng góp của giới văn nghệ sĩ, vừa là để xác nhận về giá trị của bản quyền âm nhạc như một loại hình tài sản được nhà nước bảo hộ.

Đối tượng được bảo hộ về âm nhạc được quy định tại Luật Sở hữu trí tuê, bao gồm:

  • Tác phẩm âm nhạc
  • Bản ghi âm, ghi hình (do nhà sản xuất đầu tư)
  • Cuộc biểu diễn (của ca sĩ, nhạc công)
    1. Quyền của tác giả, chủ sở hữu:
  • Quyền nhân thân: Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ thì tác giả cho ra đời một tác phẩm âm nhạc họ sẽ có những quyền gắn liền vói tác phẩm đó:
  • Được đặt tên cho tác phẩm
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Quyền tài sản: Các tác phẩm âm nhạc ngày một hiện đại và có sự đầu tư rất nhiều cả về mặt nội dung cũng như kỹ xảo trong đó. Nó được xem như một loại tài sản vô hình nhưng lại có khả năng lan truyền và phủ sóng rất nhanh trong thời đại 4.0 hiện nay. Quyền tài sản đối với tác phẩm âm nhạc được quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
  • Làm tác phẩm phái sinh
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
  • Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
  • Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.
  1. Thời hạn bảo hộ

Tác phẩm âm nhạc có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

  1. Các tranh chấp về bản quyền âm nhạc hiện nay
    1. Tranh chấp về quyền tác giả
  • Đạo nhạc, đạo giai điệu:

Trên thế giới, câu chuyện "đạo nhạc" cũng không hề xa lạ bởi chính công chúng cũng rất khắt khe với nạn đạo, nhái sản phẩm trí tuệ của người khác. Nhiều nghệ sĩ quốc tế như: Meghan Trainor, Pharrell Williams, Ed Sheeran, Taylor Swift, Gwen Stefani, Madonna, Eric Clapton… đều bị tố cáo "đạo nhạc".

Ngoài ra, nhiều ca sĩ khác như Bảo Thy, Đông Nhi, Tóc Tiên… đều từng bị dư luận chỉ trích gay gắt vì bắt chước phong cách hoặc đạo nhạc. Tuy nhiên, khi bị tố cáo mỗi người có cách phản ứng khác nhau để không làm mất lòng fan hâm mộ cũng như xoa dịu dư luận.

  • Tranh cãi về đồng tác giả:

Ban đầu tác phẩm được viết ra thì nó thuộc sở hữu của tác giả. Khi ca khúc phổ biến rộng rãi qua giọng hát và bản ghi âm của ca sĩ thì phát sinh các quyền liên quan, rồi trong bản ghi âm nếu có thêm phần rap và phần lời rap này nếu không do nhạc sĩ chủ sở hữu sáng tác mà do rapper khác viết lại phát sinh phần đồng tác giả trong sản phẩm này. Việc ca khúc phổ biến, được yêu mến còn đi kèm với các nguồn thu lớn đến từ quyền liên quan nên thường dễ xảy ra tranh chấp.

  1. Tranh chấp về quyền liên quan (biểu diễn, ghi âm)

Ca sĩ hát nhạc không xin phép: Nhiều nghệ sĩ cover hoặc biểu diễn ca khúc mà không trả phí bản quyền.

Xung đột giữa nhà sản xuất và nghệ sĩ: Khi bên sản xuất độc quyền phát hành nhưng không chia doanh thu công bằng.

  1.  Tranh chấp về phân phối lợi nhuận

Nền tảng số không trả tiền bản quyền: YouTube, TikTok, Facebook phát nhạc nhưng không chi trả đầy đủ cho tác giả.

Mâu thuẫn giữa tác giả và công ty quản lý: Khi các trung tâm bản quyền (như VCPMC) bị tố thu tiền nhưng không minh bạch trong phân chia.

Để tranh tình huống trên có thể phát sinh, tác giả cần chuẩn bị cho mình một hợp đồng bản quyền âm nhạc. Trên đây là mẫu hợp đồng tham khảo :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG TÁC QUYỀN ÂM NHẠC

  • Căn cứ vào Bộ luật dân sự số 91/2014/QH13 ngày 24/11/2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Căn cứ vào Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022;
  • Căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên;

Hôm nay, vào ngày….. tháng……năm………, tại ……………, chúng tôi gồm:

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN ( gọi tắt là Bên A):

Họ và tên:....................................................................... 

Số CMND/Hộ chiếu......................................................

Cấp ngày.........tháng..........năm..............tại....................

Quốc tịch:.......................................................................

Địa chỉ:...........................................................................

Số điện thoại:.............Fax:.................Email:..................

Là chủ sở hữu quyền tác giả đối với (các) tác phẩm âm nhạc :......................

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN (gọi tắt là bên B) 

Họ và tên: .................................................................

Số CMND/Hộ chiếu..................................................

Cấp ngày…......tháng...........năm............tại...............

Quốc tịch:..................................................................

Địa chỉ:......................................................................

Số điện thoại:.................Fax:...............Email:...........

Sau khi trao đổi, hai bên cùng thỏa thuận và ký hợp đồng với các điều khoản sau:

Điều 1: Bên A đồng ý chuyển nhượng quyền tác giả của các Tác phẩm âm nhạc dưới đây cho Bên B (sau đây gọi chung là “Tác phẩm”), cụ thể:

Tên tác phẩm âm nhạc:..............................................

Loại hình:...................................................................

Tác giả:.......................................................................

Tình trạng tác phẩm (đã công bố/chưa công bố) :......................................

(Nếu tác phẩm đã công bố thì ghi rõ ngày, tháng, năm, hình thức, nơi công bố)

Điều 2: Bên A có trách nhiệm chuyển bản sao tác phẩm cho bên B quản lý và khai thác các quyền tác giả đã được chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này.

Thời gian chuyển bản sao tác phẩm:...................................

Địa điểm chuyển bản sao tác phẩm:....................................

Điều 3: Bên B khai thác sử dụng các quyền được chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này phải tôn trọng các quy định của Luật Sở  hữu trí tuệ, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 4: Bên B phải thanh toán tiền nhận chuyển nhượng các quyền ghi tại Điều 1 Hợp đồng này cho bên A như sau:

Đơn giá của tác phẩm (đã bao gồm thuế VAT):................

Phương thức thanh toán:....................................................

Bên B phải thanh toán trong vòng …… ngày, kể từ ngày ………… Nếu bên B chậm thanh toán thì sẽ phải bồi thường cho bên A …………………..

Điều 5: Kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực Bên A không được chuyển nhượng, sử dụng, cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng các quyền đã chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này.

Điều 6: Các bên có nghĩa vụ thực hiện các cam kết tại Hợp đồng này. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại/ bồi thường theo tỷ lệ ……% trên giá trị hợp đồng cho bên kia.

Điều 7: Tất cả những tranh chấp về hợp đồng được giải quyết thông qua thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên. Nếu thoả thuận không đạt kết quả, một trong hai bên có thể nộp đơn yêu cầu Trọng tài hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.

Điều 8:  Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ………………

Hợp đồng này được thành lập thành ……… bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ………. bản.

 

         Bên chuyển nhượng                                           Bên nhận chuyển nhượng

         (Ký và ghi rõ họ tên)                                                  (Ký và ghi rõ họ tên)

Công ty luật TNHH Đức An

VĂN PHÒNG GIAO DỊCH: Số 64b, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT 090 220 1233 

Web: www.luatducan.vn

Youtube: Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

Email: luatsubichhao@gmail.com