1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tư Vấn Luật Nhà Đất / Tư vấn khai nhận di sản thừa kế

Tư vấn khai nhận di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết. Luật sư tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế: 090 220 1233


Căn cứ pháp lý:

- Bộ Luật dân sự 2015;

- Luật công chứng 2014;

- Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng.

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Sau khi người để lại di sản thừa kế chết, để thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã mất sang người thừa kế cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Thấu hiểu nhu cầu tìm hiểu các quy định về khai nhận di sản thừa kế của khách hàng, Công ty Luật TNHH Đức An cung cấp dịch vụ Tư vấn khai nhận di sản thừa kế.

Di sản thừa kế là gì?

Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 di sản thừa kế được định nghĩa như sau: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Theo đó, di sản thừa kế có các đặc điểm sau đây:

- Là tài sản của người chết (người để lại di sản thừa kế) để lại cho người khác sau khi người để lại di sản thừa kế chết.

- Gồm: Tài sản riêng của người để lại di sản thừa kế, phần tài sản của người để lại di sản thừa kế trong tài sản chung với người khác. Do đó, di sản thừa kế có thể là tiền, tài sản gồm bất động sản, động sản (nhà, đất, công trình gắn liền với đất…), giấy tờ có giá.

- Được định đoạt sau khi người để lại di sản thừa kế chết theo hai hình thức: Theo di chúc hoặc được chia theo pháp luật. 

Thời điểm mở thừa kế là khi nào?

Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản của người chết để lại, xác định người được hưởng thừa kế. Việc khai nhận di sản thừa kế chỉ được diễn ra từ thời điểm mở thừa kế.

Theo quy định tại Điều 611 Bộ Luật dân sự 2015, Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự 2015.

- Thời điểm người có tài sản chết

Theo quy định của pháp luật về hộ tịch, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.

Như vậy, thời điểm chết để xác định thời điểm mở thừa kế phải căn cứ vào giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử. Và tùy từng trường hợp mà thời điểm mở thừa kế sẽ được xác định theo ngày hoặc có thể chính xác đến giờ, phút cụ thể.

- Trường hợp Tòa án tuyên bố 01 người đã chết: Ngày chết được Tòa án xác định trong bản án, quyết định tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật.

Địa điểm mở thừa kế

Khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản”.

Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nơi cư trú của cá nhân như sau:

“1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.

3. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới”.

Theo các quy định nêu trên, có thể xác định địa điểm mở thừa kế như sau:

- Đối với cá nhân chỉ sống và sau đó chết tại một nơi cố định thì địa điểm mở thừa kế của người đó là nơi họ đã sống.

- Đối với cá nhân có hộ khẩu thường trú ở một nơi nhưng đồng thời có đăng ký tạm trú ở nhiều nơi thì địa điểm mở thừa kế vẫn được xác định tại nơi người đó đã đăng ký hộ khẩu thường trú dù họ đã chết tại nơi đang tạm trú hoặc ở nơi khác.

- Đối với cá nhân không có hộ khẩu thường trú nhưng họ có đăng ký tạm trú ở nhiều nơi khác nhau thì địa điểm mở thừa kế được xác định tại nơi họ đang tạm trú mà chết.

- Đối với cá nhân đã từng đăng ký hộ khẩu thường trú ở nhiều nơi khác nhau thì địa điểm mở thừa kế được xác định tại nơi họ đăng ký hộ khẩu thường trú cuối cùng.

Thực hiện khai nhận văn bản thừa kế tại đâu?

Như quy định tại Điều 58 Luật Công chứng, người yêu cầu công chứng có thể yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản tại tổ chức hành nghề công chứng. Trong đó, theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng, tổ chức hành nghề công chứng gồm:

- Văn phòng công chứng.

- Phòng công chứng.

 

Dịch vụ tư vấn khai nhận di sản thừa kế

- Tư vấn quy định về di sản thừa kế, thời điểm, địa điểm mở thừa kế;

- Tư vấn xác định người thừa kế;

- Tư vấn công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng;

- Đại diện theo ủy quyền thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ do nhận thừa kế;

- Tham gia bảo vệ khách hàng trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến thừa kế.

Lưu ý khi sử dụng dịch vụ của Công ty Luật TNHH Đức An

- Phí tư vấn theo giờ, thanh toán trước khi tư vấn

- Phí thực hiện dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận từng vụ việc cụ thể

Công ty Luật TNHH Đức An – Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Nơi trao gửi niềm tin của khách hàng.

Đặt lịch tư vấn: 090.220.1233 – 024.665.44233

Địa chỉ: 64B Nguyễn Viết Xuân – Khương Mai- Thanh Xuân – Hà Nội