1
Bạn cần hỗ trợ?

Tư vấn thanh toán nợ vay

Trên thưc tế hiện nay nhiều vụ án sau khi có bản án quyết định của tòa về việc thi hành án trả nợ cho người được thi hành án thì bên phải thi hành án lại chậm chễ, không thực hiện thi hành án trả nợ,… làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án và những người có quyền lợi liên quan. Vậy, khi bản án đã có mà bên bị đơn không thực hiện thi hành án thì nguyên đơn và các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải làm gì? Sau đây Luật Đức An sẽ đưa ra những quy định pháp luật về thi hành án dân sự các bên đương sự nắm được quy định về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thi hành án dân sự. ĐT: 090 2201233


  1. Cơ sở pháp lý

Luật thi hành án dân sự 2008 (Sửa đổi, bổ sung năm 2014)

  1. Quyền yêu cầu thi hành án

Căn cứ theo khoản 4 điều 1 Luật thi hành án dân sự 2014 sửa đổi Điều 7 Luật thi hành án dân sự 2008 thì người được thi hành án có các quyền sau đây:

Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;

 Được thông báo về thi hành án;

Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;

Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;

Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;

Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;

Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;

Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;

Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

    Bên cạnh các quyền của người được thi hành án thì bên phải thi hành án cũng có các nghĩa vụ được pháp luật quy định như sau:

Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định;

Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;

Chịu phí, chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.

  1. Thủ tục thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự

Ra quyết định thi hành án dân sự

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định sau:

  1. Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí;
  2. Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
  3. Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản;
  4. Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
  5. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.

Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.

Ngoài các trường hợp quy định trên , Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.

Thời hạn ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó.

Lưu ý: Thời hạn yêu cầu thi hành án dân sự là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật

Gửi quyết định về thi hành án dân sự

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, các quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, trừ trường hợp Luật thi hành án dân sự có quy định khác.

Quyết định cưỡng chế thi hành án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.

Gửi thông báo về thi hành án dân sự

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.

Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức sau đây:

 Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;

Niêm yết công khai;

Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay. Ngoài ra người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

 5.Cưỡng chế thi hành án dân sự

Hết thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế

Lưu ý: Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

6. Thanh toán tiền thi hành án dân sự

Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật thi hành án dân sự 2008 thì được thanh toán theo thứ tự sau đây:

Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;

Án phí, lệ phí Tòa án;

Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.

Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau:

Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này; trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;

 Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó; số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán;

Sau khi thanh toán theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.

7.Dịch vụ tư vấn thực hiện thủ tục yêu cầu thi hành án trả nợ tiền vay

Trình tự, thủ tục thực hiện quyền yêu cầu thi hành án dân sự

Tư vấn quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự trong thi hành án dân sự

Thay mặt khách hàng làm việc với bên đương sự để thỏa thuận về việc thi hành án

Tư vấn trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự

Tư vấn về trường hợp tự thỏa thuận thi hành án giữa các đương sự

Liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỨC AN

Giám đốc: Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Địa chỉ: 51A, Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233

Email:  luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn