Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Theo quy định tại Điều 236 Luật Đất đai năm 2024, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai trong một số trường hợp cụ thể, góp phần bảo đảm tính khách quan và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Vậy thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ giải quyết các tranh chấp gì ?
Luật Đất Đai năm 2024 tại Điều 236. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
3. Trường hợp các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà các bên tranh chấp không khởi kiện hoặc khiếu nại theo quy định tại điểm này thì quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực thi hành.
Trong đó:
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tổ chức hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai khi tiếp nhận và thụ lý hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều 236 (tranh chấp có một bên là tổ chức, tổ chức tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…).
-
Cơ quan chuyên môn giúp việc của UBND cấp tỉnh sẽ tiến hành các hoạt động:
-
Thẩm tra, xác minh,
-
Tổ chức hòa giải (nếu cần),
-
Tổ chức họp liên ngành (nếu cần),
-
Hoàn thiện hồ sơ để Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc công nhận hòa giải thành.
-
Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp tại cấp tỉnh là một phần của hồ sơ giải quyết tranh chấp hành chính và có thể là căn cứ pháp lý khi chuyển sang tố tụng hành chính nếu có khiếu nại hoặc khởi kiện.
Về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai Theo Luật Đất đai 2024 và Nghị định 151/2025/NĐ-CP của UBND cấp có thẩm quyền như sau như sau:
1. Nộp đơn
- Người có yêu cầu nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
2. Thụ lý hồ sơ
- Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền phải:
-
Ra văn bản thông báo thụ lý gửi cho các bên và Văn phòng đăng ký đất đai;
-
Trường hợp không thụ lý, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;
-
Đồng thời giao cơ quan chuyên môn tham mưu xử lý.
3. Cơ quan tham mưu xử lý
- Thẩm tra, xác minh hiện trạng đất, nguồn gốc đất, hồ sơ pháp lý;
- Tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp;
- Họp các ban, ngành liên quan (nếu cần);
- Hoàn thiện hồ sơ, gồm:
-
Đơn yêu cầu, biên bản hòa giải;
-
Biên bản kiểm tra hiện trạng;
-
Tài liệu, bản đồ, hồ sơ địa chính;
-
Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định.
4. Ban hành quyết định
- Chủ tịch UBND ban hành:
-
Quyết định giải quyết tranh chấp hoặc
-
Quyết định công nhận hòa giải thành;
- Gửi quyết định cho các bên tranh chấp và các bên liên quan.
5. Thời gian giải quyết
- Cấp xã: Không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý;
- Cấp tỉnh: Không quá 50 ngày kể từ ngày thụ lý;
- Tăng thêm 10 ngày đối với: xã miền núi, biên giới, đảo, vùng kinh tế - xã hội khó khăn/đặc biệt khó khăn.
-
Luật sư chuyên sâu đất đai: 090 2201233
Công ty luật TNHH Đức An
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH: Số 64b, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Phương Liệt, Hà Nội
ĐT 090 220 1233
Web: www.luatducan.vn
Youtube: Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
Email: luatsubichhao@gmail.com