1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tranh tụng / Tội cướp tài sản theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015

Tội cướp tài sản theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015

Pháp luật có quy định như thế nào vệ tội cướp tài sản? Khi tài sản bị cướp, chủ sở hữu tài sản cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Công ty Luật TNHH Đức An cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa và luật sư bảo vệ trong vụ việc cướp tài sản.


1. Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tội cướp tài sản được quy định như sau:

Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dấu hiệu nhận biết tội cướp tài sản

Khách thể của tội phạm

Đối với tội cướp tài sản, khách thể của tội bao gồm: quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân.

Chủ thể của tội phạm

Bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội cướp tài sản.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội cướp tài sản được thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn được quy định tại Điều 168 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, bao gồm:

 - Hành vi dùng vũ lực: Hành vi dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặc công cụ, phương tiện khác) để chủ động tấn công người quản lý tài sản hoặc người khác; hành động tấn công này có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn công và làm cho họ mất khả năng chống cự lại hoặc công khai để cho người bị tấn công biết. Hậu quả của hành vi dùng vũ lực này có thể khiến cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc bị chết ngoài ý muốn của người phạm tội. 

Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa nạn nhân nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.

Có hành vi khác: Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là hành vi cho người bị tấn công tuy biết sự việc đang xảy ra nhưng không có cách nào chống cự được hoặc tuy không bị nguy hại đến tính mạng , sức khỏe song không thể nhận thức được sự việc đang xảy ra.

Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lầm vào tình trạng không thể chống cự được, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Mặt chủ quan của tội phạm            

Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp. ời phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác chiếm đoạt và mong muốn chiếm đoạt tài sản đó

Mục đích: Chiếm đoạt tài sản của người khác. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội cướp tài sản.

Đối với tội cướp tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản là căn cứ để xác định tội  phạm. Người phạm tội  thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì mới là tội cướp tài sản. Như vậy, ý thức chiếm đoạt của người phạm tội phải có trước khi thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được. Nếu có hành vi tấn công nhưng vì động cơ và mục đích là cướp đạot tài sản thì đó không phải là tội cướp tài sản.

2. Dịch vụ Luật sư bào chữa tội cướp tài sản

- Tư vấn quy định pháp luật về tội cướp tài sản;

- Tham gia cùng với bị can trong các buổi lấy lời khai, có mặt trông các buổi đối chất theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn thu thập, cung cấp chứng cứ, tài liệu có lợi cho thân chủ;

- Đọc, ghi chép, sao chụp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án theo quy định pháp luật để tìm hướng bào chữa cho thân chủ;

- Nghiên cứu hồ sơ, viết bài bào chữa, thu thập các tình tiết bảo vệ;

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa với vai trò Luật sư bào chữa;

- Tư vấn, soạn thảo đơn thân chủ thủ tục kháng cáo bản án khi có yêu cầu.

3. Dịch vụ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong vụ án cướp tài sản

- Tư vấn quy định pháp luật về tội cướp tài sản;

- Tư vấn quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong vụ án cướp tài sản;

- Trực tiếp tham gia bảo vệ quyền lợi của người bị hại ngay từ giai đoạn khởi tố đến khi điều tra, xét xử;

- Hướng dẫn người bị hại viết đơn trình bày, cung cấp các chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo;

- Trực tiếp tham gia vào các buổi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, các buổi lấy lời khai;

- Đọc, ghi chép, sao chụp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án theo quy định pháp luật để tìm căn cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại;

- Nghiên cứu hồ sơ, viết bài bảo vệ cho thân chủ, tìm cách quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích thân chủ;

- Tham gia phiên xét xử với vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại;

- Hướng dẫn thân chủ kháng cáo khi có yêu cầu.

Lưu ý khi sử dụng dịch vụ của Công ty Luật TNHH Đức An

- Công ty Luật TNHH Đức An thực hiện tư vấn tại văn phòng và qua điện thoại

- Phí tư vấn theo giờ

- Phí thực hiện dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận từng vụ việc cụ thể

- Nhằm tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam thì Luật sư sẽ không hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của Luật sư.

Công ty Luật TNHH Đức An – Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

Địa chỉ: 64B Nguyễn Viết Xuân – Khương Mai- Thanh Xuân – Hà Nội

Điện thoại: 0902201233 – 02466544233.

Email: luatsubichhao@gmail.com