1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Doanh nghiệp / Tư vấn, đại diện theo uỷ quyền giải quyết tranh chấp vi phạm Hợp đồng

Tư vấn, đại diện theo uỷ quyền giải quyết tranh chấp vi phạm Hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh thương mại nhằm đạt được lợi ích trong kinh doanh. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa phản ánh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa khi thiết lập hợp đồng. Pháp luật Việt Nam quy định các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh nói chung và đối với loại hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Các bên được tự do thỏa thuận hình thức này hay hình thức khác để giải quyết khi xảy ra tranh chấp theo quy định của pháp luật. Công ty Luật TNHH Đức An-hotline 0902201233


1. Soạn thảo Hợp đồng mua bán doanh nghiệp: Về bản chất, các hợp đồng mua bán mang tính chất lợi nhuận cho cả hai bên tham gia hợp đồng, do vậy khoản tiền, lợi ích mang lại khi thực hiện hợp đồng được các bên đặc biệt quan tâm. Do vậy trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng các bên luôn chú trọng vào điều khoản thanh toán sao cho khoản tiền, lợi ích có thể về đến công ty mình nhanh nhất và chắc chắn nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiêp tham gia quan hệ mua bán hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại chưa có bộ phận pháp chế để hoàn thiện việc soạn thảo và đàm phán hợp đồng sao cho chắc chắn nhất, do vậy trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên thường có tranh chấp nhiều nhất trong vấn đề thanh toán để mang tiền về cho doanh nghiệp. Vậy khi doanh nghiệp bị đối tác vi phạm vấn đề thanh toán thì bên doanh nghiệp bị vi phạm sẽ giải quyết như thế nào? Sau đây Luật Đức An có một số lưu ý trong giải quyết tranh chấp khi bị vi phạm vấn đề thanh toán.

  1. Cơ sở pháp lý về thanh toán trong hợp đồng mua bán

Bộ luật dân sự 2015 quy định các điều khoản chung về hợp đồng, định hướng cho việc xây dựng các quy định về hợp đồng trong các luật khác có liên quan.

Điều 434 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán như sau:

“1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.

2. Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.

3. Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.”

 Như vậy, nếu hai bên đã thỏa thuận với nhau về giá, phướng thức thanh toán và thời hạn thanh toán mà một trong hai bên không thực hiện đúng theo thỏa thuận thì được coi là vi phạm nghĩa vụ đã được giao kết trong hợp đồng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 351 BLDS 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau: “Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.”

Theo điều Điều 55 Luật thương mại 2005 quy định về Thời hạn thanh toán thì: Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:

1. Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;

2. Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật này.

Như vậy, Luật thương mại 2005 cũng đã nhấn mạnh lại một lần nữa về thời hạn mà bên mua phải thanh toán tiền cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá hoặc phải theo thỏa thuận mà các bên đã thống nhất với nhau ngay từ ban đầu. Nhìn chung pháp luật cũng đã có những quy định cơ bản về vấn đề thanh toán cho các bên tham gia hợp đồng.

  1. Hậu quả của hành vi chậm thanh toán theo hợp đồng

Điều 306 Luật thương mại 2005 quy định, trường hợp bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nhưng chậm thanh toán thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trường hợp trong hợp đồng có điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm phải có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền phạt vi phạm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 292 Luật thương mại quy định, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng thực hiện các chế tài sau:
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Trường hợp bên vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng; hoàn toàn do lỗi của bên bạn; xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng thì bên vi phạm được miễn trách nhiệm.

4.Giải quyết tranh chấp khi vi phạm thanh toán hợp đồng

Hiện nay, trong thực tế, các tranh chấp hợp đồng thường được giải quyết thông qua bốn phương thức chính sau:

  • Thương lượng: là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.
  • Hòa giải: Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
  • Thông qua Trọng tài: Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
  • Thông qua Tòa án: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.

Sau đây Luật Đức An sẽ phân tích đặc điểm của từng phương thức để các doanh nghiệp có thể hiểu rõ và lựa chọn cho mình những phương thức tốt nhất và phù hợp nhất để giải quyết.

*Phương thức thương lượng

– Được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết những bất đồng mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba.

– Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.

-Với phương thức này, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

*Phương thức hòa giải

– Có sự tham gia của bên thứ ba trong vai trò làm trung gian để tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp;

– Quá trình hòa giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải.

– Giống phương thức thương lượng, kết quả hòa giải thành được thực thi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải.

*Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

– Được tiến hành khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.

– Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là các trọng tài viên.

– Là phương thức đảm bảo quyền tự định đoạt cao nhất của các bên khi mà các bên tranh chấp có thể thống nhất, thỏa thuận lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên, địa điểm giải quyết, luật áp dụng.

– Hoạt động giải quyết không được công khai, đảm bảo tính bí mật.

*Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án

– Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

– Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

– Việc giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấp xét xử.

Trên thực tế tham gia vào các vụ án tranh chấp về thanh toán do vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng, hầu như các bên lựa chọn phương thức thương lượng và hòa giải ít khi thành công bởi lẽ một khi đã có sự vi phạm thì hai bên thường đã mất lòng tin với nhau bên cạnh đó với phương thức này, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng. Thông thường các bên sẽ sử dụng phương thức này khi bên vi phạm hợp đồng có thiện chí muốn giải quyết nhanh chóng. Ngoài ra biện pháp giải quyết thông qua tòa án và trọng tài lại tốn nhiều thời gian gây khó khăn ít nhiều cho doanh nghiệp, bên cạnh đó hai biện pháp này lai tốn một khoản chi phí cũng khá lớn, nên doanh nghiệp chỉ nên chọn phương pháp này khi các phương pháp giải quyết khác không thành công. Do vậy khi có tranh chấp xảy ra nhất là tranh chấp về vi phạm điều khoản thanh toán, để giải quyết nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất hai bên có thể lựa chọn tìm gặp văn phòng luật sư để được tư vấn về quy trình và cách yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng, yêu cầu trả nợ thanh toán,… ngoài ra văn phòng luật sư cũng sẽ đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền để yêu cầu bên vi phạm hoàn trả tiền thanh toán cho doanh nghiệp để đòi lại công bằng cho doanh nghiệp của mình.

5. Dịch vụ tư vấn, đại diện theo uỷ quyền giải quyết tranh chấp vi phạm thanh toán hợp đồng của Công ty Luật TNHH Đức An

Mỗi vi phạm thanh toán thường sẽ có những hướng giải quyết khác nhau phụ thuộc vào nội dung hợp đồng, ý chí của đối tác vi phạm hợp đồng, thỏa thuận của các bên,… dựa vào đó Luật Đức An sẽ có những hướng giải quyết hiệu quả và nhanh chóng nhất cho các bên doanh nghiệp với chi phí phù hợp nhất. Luật sư Luật Đức An cung cấp dịch vụ tư vấn sau đây:

  • Tư vấn các phương thức giải quyết tranh chấp vi phạm điều khoản thanh toán hiệu quả nhất.
  • Soạn công văn yêu cầu thanh toán.
  • Tư vấn soạn thảo và đàm phán hợp đồng chặt chẽ và hiệu quả.
  • Dịch vụ đại diện doanh nghiệp thu hồi số tiền bị vi phạm trong hợp đồng.
  • Dịch vụ đại diện doanh nghiệp tranh tụng giải quyết tranh chấp tại tòa án

Liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỨC AN

Giám đốc: Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Hotline: 0902.201.233

Địa chỉ: 64B, Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233

Email:  luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn