1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Doanh nghiệp / Tư vấn và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Tư vấn và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Hiện nay việc kinh doanh diễn ra rất sôi động. Với vốn, với niềm đam mê kinh doanh cùng một chút kinh nghiệm và nguồn ý tưởng, hàng hóa tốt thì đã có thể tham gia kinh doanh trong ngành nghề mà mình yêu thích. Và hầu hết suy nghĩ của các star up là có nên thành lập doanh nghiệp hay không và tại sao cần phải thành lập doanh nghiệp. Luật Đức An chuyên nghiệp về tư vấn thành lập doanh nghiệp . Đặt lịch tư vấn: Hotline 0902201233


1. Lý do nên thành lập doanh nghiệp ?

Và hầu hết suy nghĩ của các star up là có nên thành lập doanh nghiệp hay không và tại sao cần phải thành lập doanh nghiệp. Luật Đức An chuyên nghiệp về tư vấn thành lập doanh nghiệp . Đặt lịch tư vấn: Hotline 0902201233

Thứ nhất, chỉ khi thành lập Doanh nghiệp, người kinh doanh mới có Mã số doanh nghiệp đồng thời Mã số thuế, có Giấy chứng nhận doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân. Mỗi một đối tác sẽ yên tâm hơn nhiều khi ký kết hợp đồng với một doanh nghiệp.

Thứ hai, chỉ Doanh nghiệp mới được phép xuất hóa đơn, các cá nhân không thể thực hiện được việc này. Với các đối tượng khách hàng cần hóa đơn để làm cơ sở minh bạch hóa chi phí thì đương nhiên họ sẽ sử dụng dịch vụ, mua hàng của một doanh nghiệp. Việc mở công ty sẽ đem lại bước ngoặc lớn trong quá trình kinh doanh của chính bạn.

Thứ ba: Việc thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh có thể giúp thương hiệu, sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến, được nhiều người tin tưởng và sử dụng, từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Hơn nữa, khi mở công ty, thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp mà bạn kinh doanh sẽ được pháp luật bảo vệ. Doanh nghiệp khác không có quyền lấy thương hiệu của bạn để tiến hành kinh doanh.

Thứ tư,  việc thành lập Doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc huy động vốn. Các cá nhân cùng muốn kinh doanh có thể dễ dàng tiến hành góp vốn, hoặc các cá nhân cũng có thể góp vốn cùng các Doanh nghiệp khác để thành lập một Doanh nghiệp, hoặc cũng có thể góp vốn vào một Doanh nghiệp đang tồn tại.

Thứ năm, một Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức, quản lý rõ ràng, minh bạch, với các quyền, nghĩa vụ của các thành viên góp vốn/ cổ đông, giấy tờ pháp lí rõ ràng thì chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ yên kinh doanh sao cho thành công và hiệu quả nhất.

  1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu để thực hiện thủ tục thành lập công ty

Để tiến hành thủ tục thành lập công ty Quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị duy nhất là Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân (Thẻ căn cước công dân) hoặc hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty.

Bước 2:  Soạn hồ sơ thành lập công ty và nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Ngay sau khi tiếp nhận đủ thông tin và tư vấn các vấn đề liên quan đến tên công ty, trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh dự kiến của công ty, thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, vốn điều lệ công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty. Trên cơ sở các thông tin Quý khách hàng cung cấp Công ty Luật Đức An soạn thảo hồ sơ thành lập công ty để chuyển Quý khách hàng ký hồ sơ và nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc con dấu công ty

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, Chúng tôi sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp;

Bước 4: Công bố mẫu dấu

Sau khi có con dấu để con dấu có hiệu lực và được sử dụng cần thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

Lưu ý:

  • Sau 03 ngày kể từ ngày công bố, mẫu dấu sẽ hiển thị trong thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống thông tin quốc gia. Quý khách hàng có thể tra cứu mẫu dấu tại địa chỉ: http://dangkykinhdoanh.gov.vn. Con dấu pháp nhân của công ty chỉ có hiệu lực theo quyết định của doanh nghiệp và được công bố trên cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Năm 2020, công ty có quyền khắc nhiều con dấu pháp nhân phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp (trước đây là đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp)

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

  • Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  1. Một số lưu ý khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

Về lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật thì có các loại hình doanh nghiệp phổ biến sau:

– Công ty tư nhân: Công ty tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình về toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp (Theo khoản 1 Điều 183 – Luật doanh nghiệp 2014).

– Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên cùng là chủ sở hữu chung của công ty, cùng với nhau kinh doanh dưới một tên chung được gọi là thành viên hợp danh. Ngoài những thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm các thành viên góp vốn; thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn có thể là tổ chức và chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp đã góp vào công ty (Theo khoản 1 Điều 172 – Luật doanh nghiệp năm 2014).

– Công ty TNHH một thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty do một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu được gọi là chủ sở hữu công ty; chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (Theo khoản 1 Điều 73 – Luật doanh nghiệp năm 2014).

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có số lượng thành viên tối thiểu là 02 và tối đa không vượt quá 50; các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn thành viên đã cam kết góp vào công ty (Theo khoản 1 Điều 47 – Luật doanh nghiệp năm 2014).

– Công ty cổ phần: Cổ đông công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông ít nhất là 03 thành viên và không có hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp đã góp vào doanh nghiệp (Theo khoản 1 Điều 110 – Luật doanh nghiệp năm 2014)

Doanh nghiệp cần căn cứ vào các điều kiện và mong muốn của mình để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Về đặt tên doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 38, 39 40, 42 – Luật doanh nghiệp năm 2014 thì tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể có kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và phải bao gồm hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp phải được viết hay gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên những giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và các ấn phẩm do công ty phát hành. Tên doanh nghiệp không trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã được đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên toàn quốc (trừ doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án về tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản).

Vậy, khi đặt tên doanh nghiệp, Doanh nghiệp cần tuân thủ theo các quy định trên.

Về địa chỉ trụ sở doanh nghiệp

Theo điều 43 – Luật doanh nghiệp 2014 có quy định: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm, giao dịch, liên lạc của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định bao gồm số nhà, tên phố (ngõ phố nếu có) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Do vậy, khi thành lập doanh nghiệp, nếu thông tin nơi đặt trụ sở chưa rõ ràng, cụ thể thì người thành lập cần bổ sung hoặc xin xác nhận đầy đủ thông tin từ địa phương; ngoài ra, địa chỉ trụ sở công ty phải được xác định là địa chỉ được sử dụng hợp pháp theo quy định.

Về ngành nghề kinh doanh

Về ngành nghề kinh doanh, ngoài việc tham khảo Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, người thành lập doanh nghiệp còn có thể tham khảo thêm ngành nghề và mã ngành trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

Như vậy, Doanh nghiệp được quyền đăng ký và hoạt động kinh doanh trong những ngành, nghề không thuộc lĩnh vực bị cấm kinh doanh.

Các nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn ngành, nghề kinh doanh:

– Người thành lập doanh nghiệp được quyền tự lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và sau đó ghi mã ngành, nghề theo mã ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ các ngành, nghề cấm kinh doanh;

– Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh ngành, nghề đã đăng ký;

– Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề này chỉ được phép kinh doanh ngành, nghề kinh doanh này kể từ khi đảm bảo đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Về vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do những thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn, được ghi vào Điều lệ công ty.

Hiện nay pháp luật không có quy định số vốn tối thiểu hoặc tối đa (trừ một số ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định như:  kinh doanh bất động sản: 20 tỷ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ, kinh doanh dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ). Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định thì các bạn lưu ý khi đăng ký doanh nghiệp vốn điều lệ đăng ký của doanh nghiệp cần bằng hoặc lớn hơn so với vốn pháp định. 

Về người đại diện theo pháp luật

Khác với Luật doanh nghiệp năm 2005Luật doanh nghiệp năm 2014 cho phép công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật (Điều 13).

Số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty. Đây là quy định hoàn toàn mới, tạo được sự thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật, đồng thời, giúp gỡ rối cho doanh nghiệp trong trường hợp người đại diện duy nhất không chịu hợp tác, không thực hiện theo yêu cầu của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý điều hành nội bộ cũng như việc giao dịch với bên ngoài công ty.

Trên đây là một số lưu ý của Chúng tôi về các quy định của pháp luật trước khi tiến hành thành lập doanh nghiệp. Để đảm bảo việc thành lập doanh nghiệp hợp pháp, hoạt động có hiệu quả, các nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ các vấn đề này.

  1. Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp của Công ty Luật Đức An.

Công ty Luật TNHH Đức An đi đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ liên quan cho doanh nghiệp sau khi đã được thành lập gồm:

- Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên: Sau khi thành lập doanh nghiệp tiến hành nhiều giao dịch pháp lý khác nhau, nhu cầu sử dụng luật sư thường xuyên để xử lý các công việc pháp lý phát sinh.

- Dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa: Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay nằm trong ngành nghề mua bán hàng hóa, tuy nhiên thực tế rất nhiều hợp đồng của các công ty lại chưa chặt chẽ về nhiều điều khoản gây phát sinh tranh chấp cho doanh nghiệp. Luật Đức An cung cấp dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán chuyên nghiệp cho khách hàng.

- Dịch vụ luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ và phát triển thương hiệu: Xây dựng thương hiệu uy tín trên thị trường là một trong những lợi thế cạnh tranh không thể bỏ qua. Phát triển và đăng ký bảo hộ thương hiệu là một trong những lĩnh vực pháp lý mà Đức An mang lại

- Tư vấn xây dựng các quy chế cho doanh nghiệp: Khi quy mô doanh nghiệp mở rộng thì Quy chế hoạt động/Quy chế quản lý điều hành sẽ là cơ chế để chắp cánh cho doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vừng đồng thời tiết kiệm các chi phí quản lý phát sinh. Với kinh nghiệm đã tư vấn cho các tập đoàn/tổng công ty lớn chúng tôi đảm bảo và tự tin tư vấn cho doanh nghiệp tốt nhất trong lĩnh vực này

- Luật sư đại diện giải quyết các tranh chấp cho doanh nghiệp: Tranh chấp phát sinh với khách hàng/Đối tác hoặc giữa các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường. Công ty Luật Đức An luôn sẵn sàng đại diện và tham gia giải quyết các vụ việc tranh chấp phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và giải đáp các vướng mắc khác theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Phí dịch vụ luật sư tư vấn, soạn thảo Liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỨC AN

Giám đốc: Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Hotline: 0902.201.233

Địa chỉ: 64B, Nguyễn Viết Xuân, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

ĐT liên hệ:  0902201233

Email:  luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn