Mô hình Công ty cổ phần hay công ty TNHH
Chào luật sư, tôi và hai bạn của tôi muốn chung vốn để thành lập một công ty xây dựng. Một vài ý định về công ty của chúng tôi như sau: có ba người cùng góp vốn, vốn khoảng dưới 3 tỷ. Luật sư cho tôi hỏi chúng tôi nên thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần ạ?
-
Quy định pl Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên và Công ty Cổ phần
Thứ nhất, Đặc điểm cơ bản của loại hình Công ty cổ phần:
Theo Điều 111 Luật doanh nghiệp năm 2020
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Những ưu, nhược điểm của Công ty cổ phần:
Ưu điểm của Công ty cổ phần
- Các cổ đông trong Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
- Lĩnh vực hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;
- Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt nên việc huy động vốn khá dễ so với công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng nên khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao. Và đây là đặc điểm riêng chỉ có của công ty cổ phần;
- Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng.
Nhược điểm của Công ty cổ phần
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế như:
- Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
- Vì có nhiều cổ đông cùng góp vốn nên việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, Kế toán.
Từ những ưu và nhược điểm trên, nếu bạn mong muốn mở rộng không giới hạn mô hình doanh nghiệp của mình thì đây là một sự lựa chọn phù hợp.
Thứ hai, Loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Theo Điều 74 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.
Ưu điểm của công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên
Nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên
- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng vốn của công ty TNHH bị hạn chế hơn công ty cổ phần nên việc huy động vốn khó hơn công ty cổ phần.
Về quy mô doanh nghiệp giới hạn tối đa 50 thành viên (tối thiểu là 2 thành viên), nên nếu muốn quy mô kinh doanh lớn thì công ty TNHH không phải là một mô hình hợp lý.
-
Nên chọn công ty Trách nhiệm hữu hạn hay Công ty Cổ phần
Qua những phân tích trên có thể thấy, tùy vào quy mô hoạt động, định hướng phát triển, khả năng tài chính cũng như số lượng cổ đông/thành viên góp vốn của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn loại hình thành lập doanh nghiêp, công ty sao cho phù hợp.
-
Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, muốn linh hoạt về huy động vốn thu hút đầu tư thì nên lựa chọn công ty cổ phần.
-
Nếu doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ, ít vốn, ... thì thành lập công ty TNHH là phương án để đơn giản hóa các thủ tục pháp lý, thủ tục thuế...
DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI LUẬT ĐỨC AN
Nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để có thể phù hợp với định hướng kinh doanh của mình hoặc bạn chưa biết thực hiện thủ tục ra sao thì có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty cổ phần hoặc công ty TNHH tại Luật Đức An
Với chi phí hợp lý, Luật Đức An sẽ hỗ trợ Quý khách hàng:
-
Tư vấn, đưa ra phương án tối ưu giúp bạn đưa ra quyết định thành lập doanh nghiệp phù hợp với định hướng kinh doanh của mình;
-
Thay mặt doanh nghiệp thực hiện mọi thủ tục thành lập công ty.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 090.2201.233
Thông tin liên hệ:
-
Công ty luật TNHH Đức An
-
Số 64b, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
-
ĐT 090 220 1233 - 024.66544233
-
Web: www.luatducan.vn
-
Youtube: Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
-
Email: luatsubichhao@gmail.com