1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Doanh nghiệp / Quyền và nghĩa vụ Hội đồng quản trị công ty cổ phần

Quyền và nghĩa vụ Hội đồng quản trị công ty cổ phần

Hội đồng quản trị là bộ phận quan trọng trong công ty cổ phần. Cơ quan này có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.


  1. Khái quát về Hội đồng quản trị CTCP

Hội đồng quản trị là một cơ quan rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị có chức năng quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị có từ 3 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị.

  1. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị công ty cổ phần

Theo Khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, quyền hạn và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần được quy định cụ thể như sau: Quyết định các hoạt động liên quan đến: chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn, cũng như kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.

  1. Quyền của Hội đồng quản trị công ty cổ phần

Cụ thể, có 3 nhóm quyền như sau

  • Quyền quyết định các vấn đề quản trị nội bộ của công ty

Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quản trị nội bộ với các quyền và nhiệm vụ sau:

  • Quyết định về cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ của công ty: Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý do Điều lệ công ty quy định.
  • Quyết định chế độ phúc lợi, lương, thưởng cho Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác.
  • Cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác.
  • Giám sát, chỉ đạo Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh.
  • Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông.
  • Triệu tập cuộc họp hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết.
  • Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty, yêu cầu phá sản công ty.
  • Quyền quyết định các vấn đề tài chính của công ty

Hội đồng quản trị sẽ trực tiếp quyết định các vấn đề tài chính của công ty trong phạm vi quyền của mình, cụ thể là:

  • Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán.
  • Bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán.
  • Huy động thêm vốn theo các hình thức khác.
  • Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty.
  • Mua lại cổ phần theo quy định.
  • Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
  • Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
  • Quyền quyết định hoạt động kinh doanh của công ty

Trong phân công nhiệm vụ, Hội đồng quản trị có các quyền quyết định trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty như:

  • Lập chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch hằng năm của công ty.
  • Các dự án và phương án đầu tư trong thẩm quyền.
  • Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
  • Thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
  • Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và các hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội đồng cổ đông theo quy định.
    1. Nghĩa vụ của Hội đồng quản trị công ty cổ phần

Khi thực hiện chức năng, quyền và nhiệm vụ của mình, hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp nghị quyết do hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc điều lệ công ty, gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết đó liên đới chịu trách nhiệm cá nhân và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua nghị quyết nói trên được miễn trừ trách nhiệm.

Liên hệ Luật sư Doanh nghiệp