Quyền khiếu nại trong Tố tụng hình sự
Quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự là quyền yêu cầucơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét và giải quyết lại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan người có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình
1. Người có quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự
Căn cứ quy định Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT, ngày 05 tháng 9 năm 2018 quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của BLTTHS về khiếu nại, tố cáo, Khiếu nại trong tố tụng hình sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là người khiếu nại), theo thủ tục quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật Tố tụng hình sự, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Có thể hiểu, quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự là quyền yêu cầucơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét và giải quyết lại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan người có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Chủ thể có quyền khiếu nại được quy định tại Điều 469 Bộ luật tố tụng hình sự gồm: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, chủ thể có quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự là bất cứ cơ quan, tổ chức, các nhân chịu sự tác động trực tiếp của các quyết định, hành vi tố tụng và phải thoả mãn các điều kiện: Họ phải chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng và theo nhận thức chủ quan của người khiếu nại thì quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xâm phạm trái pháp luật hoặc vì động cơ khác.
2. Đối tượng bị khiếu nại tố cáo
Điều 469 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về người có quyền khiếu nại, tố cáo:
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cáo trạng hoặc quyết định truy tố, quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm, Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện nếu có khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị thì giải quyết theo quy định tại các chương XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI của Bộ luật này.”
Như vậy đối tượng của khiếu nại trong tố tụng hình sự bao gồm: Quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; các hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Các quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại bao gồm:
- Quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
- Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
3. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật. Nghĩa là trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận, biết được quyết định, hành vi và cho rằng có vi phạm pháp luật, người khiếu nại phải thực hiện việc khiếu nại của mình, nếu quá 15 ngày, người đó không còn quyền khiếu nại để bảo vệ quyền và lợ ích hợp pháp của mình trừ trường hợp lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
4. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong tố tụng hình sự
Quyền của người khiếu nại được quy định tại Khoản 1 Điều 472 Bộ luật tố tụng hình sự.
- Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện để khiếu nại;
- Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự: Khiếu nại là quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân, và được thực hiện ở trong bất kỳ giai đoạn tố tụng nào của quá trình giải quyết vụ án từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cho tới khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
- Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại: Pháp luật quy định cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại ở bất kỳ giai đoạn nào để nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể, đồng thời quy định cho chủ thể có quyền được rút khiếu nại ở bất kỳ giai đoạn nào bởi vì khiếu nại là quyền, thì việc việc rút khiếu nại hoặc không khiếu nại là ý chí chủ quan của chủ thể nếu tự họ nhận thấy việc khiếu nại của mình là không đúng, hoặc người bị khiếu nại đã khắc phục các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật hoặc đã có sự hoà giải.
- Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của người khiếu nại được quy định tại Khoản 2 Điều 472 Bộ luật tố tụng hình sự.
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó.
- Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự, nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ để được giải đáp và sử dụng dịch vụ của Công ty Luật TNHH Đức An
5. Dịch vụ của Công ty Luật TNHH Đức An
- Tư vấn cho khách hàng về căn cứ khiếu nại, trình tự, thủ tục khiếu nại;
- Hỗ trợ soạn thảo đơn khiếu nại;
- Đại diện khách hàng nộp đơn khiếu nại;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước cơ quan tố tụng;
- Các yêu cầu khác liên quan đến trình tự, thủ tục khiếu nại.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Công ty Luật TNHH Đức An có rất nhiều kinh nghiệm trong vụ việc Tố tụng hình sự
- Công ty Luật TNHH Đức An thực hiện tư vấn tại văn phòng và qua điện thoại
- Phí tư vấn theo giờ
- Phí thực hiện dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận từng vụ việc cụ thể
Công ty luật TNHH Đức An
Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT liên hệ: 024 66544233
Email: luatsubichhao@gmail.com
Web: www.luatducan.vn
Face: Công ty luật TNHH Đức An
Luật Đức An, chất lượng và uy tín.
Trân trọng!