1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của nạn nhân trong vụ án cố ý gây thương tích dẫn đến chết người

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của nạn nhân trong vụ án cố ý gây thương tích dẫn đến chết người

Trong Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS), tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người được quy định tại Điều 123 và Điều 134. Hai tội danh này có những điểm khác nhau như sau: - Mục đích của hành vi phạm tội: + Tội giết người: Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân. + Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội.


  1. Quy định của pháp luật về tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người

Khoản 4, 5 Điều 134 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác :

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người tr lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

  1. Dấu hiệu nhận biết tội phạm
  • Khách thể của tội phạm

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Quyền này được hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và các chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng.

 

Đối tượng của tội phạm là thân thể con người đang sống.

  • Mặc khách quan của tội phạm
  • Hành vi khách quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện các hành vi hành vi dùng vũ lực (có hoặc không sử dụng vũ khí) hoặc thủ đoạn khác tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị tổn hại sức khỏe. Các hành vi cụ thể thường thấy là: đánh, đập, đâm, chém, đấm, đá, bắn, đầu độc, tra tấn, đốt cháy……

  • Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra. Hành vi đánh người gây thương tích của người phạm tội phải là nguyên nhân cơ bản, trực tiếp dẫn tới thương tích mà nạn nhân phải gánh chịu. Hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải là thương tích cả về mặt vật chất, tinh thần hoặc tổn hại sức khỏe của nạn nhân.

Đối với tội phạm cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích là nạn nhân chết.

  • Mặt chủ quan của tội phạm:

-  Lỗi: Hành vi của người phạm tội phải thực hiện do lỗi cố ý. Họ nhận thức rõ hành vi đánh người gây thương tích của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ cho người khác; song mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, người phạm tội chỉ mang lỗi cố ý với hành vi và vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Đây là trường hợp người phạm tội chỉ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân bị chết, cái chết của nạn nhân là ngoài ý muốn của người phạm tội và họ không hề mong muốn hậu quả này xảy ra.

- Mục đích phạm tội: là gây ra những tổn hại sức khỏe có thể nhìn thấy được về vật chất, tinh thần cho nạn nhân. Phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người là việc người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không muốn tước đoạt mạng sống của người khác. Việc tước đoạt mạng sống của nạn nhân nằm ngoài ý muốn của người phạm tội.

  • Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này là người đã có lỗi trong việc cố ý thực hiện hành vi đánh người gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định Người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.

Phí tư vấn theo giờ/ thanh toán trước khi tư vấn.

  1. Tại sao cần mời Luật sư bảo vệ trong vụ việc cố ý gây thương tích dẫn đến chết người:

Luật sư là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân trong vụ án cố ý gây thương tích

Đưa ra phương án bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp tốt nhất  cho nạn nhân  theo đúng quy định của pháp luật

  1. Dịch vụ của Công ty Luật TNHH Đức An trong vụ án cố ý gây thương tích dẫn đến chết người
  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc về tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người
  • Nghiên cứu hồ sơ, đưa ra phương án bảo vệ tốt nhất cho nạn nhân
  • Tìm được những chứng cứ quan trọng trong vụ việc
  • Chuẩn bị và xây dựng luận cứ bảo vệ cho nạn nhân

Luật sư  kinh nghiệm trong vụ án hình sự

Luật Đức An, chất lượng và uy tín

Trân trọng!

Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233 - cố định 024 66544233

Email: luatsubichhao@gmail.com                     Web: www.luatducan.vn

Face: Công ty luật TNHH Đức An