Hoạt động tuyên truyền Luật Phòng chống tác hại rượu bia
Ngày 22.10.2019, tại Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, Ủy ban mặt trận tổ quốc Nam Từ Liêm, Hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã tuyên truyền Luật Phòng chống tác hại rượu bia sẽ có hiệu lực ngày 1.1.2020.
Luật Phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019 gồm 7 chương với 36 điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 với nội dung chính của từng chương như sau:
Chương I. Những quy định chung (từ điều 1 đến điều 5);
Chương II. Biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu bia (từ điều 6 đến điều 14);
Chương III. Biện pháp quản lý việc cung cấp rượu bia (từ điều 15 đến điều 20);
Chương IV. Biện pháp giảm tác hại của rượu bia (từ điều 21 đến điều 25);
Chương V. Điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia (từ điều 26 đến điều 28);
Chương VI. Quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia (từ điều 29 đến điều 34);
Chương VII. Điều khoản thi hành (điều 35, điều 36)
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo tuyên truyền Luật Phòng chống tác hại rượu bia tại Hội nghị. Các quy định mới, mục đích ban hành luật được hướng dẫn đơn giản gắn với thực tiễn rất dễ hiểu đến với các tổ trưởng, hòa giải viên cơ sở quận Nam Từ Liêm
Quang cảnh tuyên truyền tại Hội nghị
Để có thể áp dụng một cách có hiệu quả trong cuộc sống, điều quan trọng nhất vẫn nằm ở ý thức của mỗi người dân. Bởi chỉ khi người dân tự ý thức được tác hại của rượu, bia và nghiêm chỉnh chấp hành thì luật mới thực sự có tác dụng.
Để Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia thực sự đi vào đời sống, đạt được hiệu quả, Nhà nước đã đưa ra những chính sách rõ ràng, bao gồm:
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
- Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.
Luật Đức An tổng hợp