1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tư Vấn Luật Hôn Nhân Và Gia Đình / Rút đơn khởi kiện ly hôn thế nào?

Rút đơn khởi kiện ly hôn thế nào?

Ly hôn là vấn đề trước đến nay luôn rất khó giải quyết bởi nó đặc biệt hơn các mối quan hệ khác là chứa đựng yếu tố tình cảm. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp khi ly hôn, vợ hoặc chồng gửi đơn yêu cầu Tòa án nhưng sau đó, họ lại không muốn ly hôn nữa. Vậy trong trường hợp này, vợ hoặc chồng có quyền rút đơn ly hôn hay không? Hậu quả của việc rút đơn khởi kiện? Nguyên đơn nên tham vấn đầy đủ ý kiến của luật sư


Theo nội dung quy định tại: khoản 4 điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 vợ hoặc chồng – người nộp đơn xin ly hôn trong vụ án ly hôn ( gọi tắt là đương sự) có quyền : giữ nguyên, thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu khởi kiện. Do đó, khi một bên yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn thì vợ (chồng) hoàn toàn có quyền rút lại đơn xin ly hôn ( đơn yêu cầu khởi kiện ) sau khi tòa án đã thụ lý.

1.     Trường hợp rút đơn khởi kiện sau khi thụ lý vụ án

Theo quy định tại Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

 Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu; trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

   2.  Trường hợp trước phiên tòa , nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau:

a) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;

b) Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;

c) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.

Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu; trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu. Khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện cần nắm bắt các quy định này để đảm bảo việc rút đơn là tự nguyện, trên cơ sở hiểu đúng đủ các quy định pháp luật

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

Thông tin liên hệ:

Web: luatducan.vn

Hotline: 0902201233

Email: luatsubichhao@gmail.com