Chưa đăng ký kết hôn, con sinh ra có được mang quốc tịch nước ngoài
01/06/2018 05:00 GMT+7
- Tôi có con với bạn trai người nước ngoài. Chúng tôi chưa đăng ký kết hôn do còn nhiều vấn đề về đi lại và thủ tục. Vậy khi con tôi sinh ra có thể mang họ và quốc tịch của cha được không?
Thủ tục nhận cha cho con có yếu tố nước ngoài
Theo khoản 1 điều 32, Hồ sơ nhận cha, mẹ, con gồm có:
- Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
- Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
Do bạn và bạn trai là người nước ngoài chưa đăng kí kết hôn nên để con sinh ra có thể mang họ và quốc tịch của cha và mẹ thì 2 bạn phải làm thủ tục nhận con và đăng kí khai sinh cho con.
Theo quy định tại điều 30 Nghị định 126/NĐ - CP về điều kiện nhận con:
“1. Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này chỉ được thực hiện nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp một hoặc cả hai bên không còn sống tại thời điểm nộp hồ sơ hoặc có tranh chấp về xác định cha, mẹ, con thì vụ việc do Tòa án giải quyết.
2. Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha, trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó.
3. Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha.
4. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.”
Như vậy, để đăng kí khai sinh cho con mang quốc tịch của người cha thì người cha thực hiện thủ tục nhận con theo quy định trên và đồng thời người mẹ (Tức bạn) phải có sự đồng ý (bằng văn bản) gửi kèm hồ sơ nhận con đến Sở Tư pháp nơi bạn cư trú.
Theo khoản 1 điều 32, Hồ sơ nhận cha, mẹ, con gồm có:
- Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
- Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con;
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.
Sau khi đã làm thủ tục nhận con thì bạn có thể đăng kí khai sinh cho con tại ủy ban nhân dân xã, phường.
Theo đó, thủ tục đăng ký khai sinh cho con được quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:
"Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh".
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.
Xem thêm: http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc/hoi-am/chua-dang-ky-ket-hon-con-sinh-ra-co-duoc-mang-quoc-tich-nuoc-ngoai-454076.html