1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tư Vấn Luật Hôn Nhân Và Gia Đình / Sợ chia nhà cho con riêng, mẹ kế tìm cách chiếm

Sợ chia nhà cho con riêng, mẹ kế tìm cách chiếm

17/04/2018 05:00 GMT+7 - Ông bà nội em đứng tên một căn nhà. Ông bà có 4 người con, trong đó 2 người định cư ở nước ngoài. Ba mẹ em đã ly dị, ba em tái hôn với người khác và có một con trai còn nhỏ. Vợ sau của ba em định bán căn nhà này vì không muốn cho em về, trong khi em và mẹ vẫn còn hộ khẩu ở đây. Vì thế, ba em tìm cách gạt ông bà để ông bà di chúc cho ba em thừa hưởng căn nhà. Xin hỏi luật sư, trường hợp ông bà em đã sang tên cho ba em rồi,di chúc ba em đã làm cho đứa con sau hoặc chuyển quyền sử dụng cho người vợ sau em có quyền tranh chấp hay không?


Nếu căn nhà của ông bà nội đã sang tên cho ba bạn thì ba bạn có quyền quyết định di chúc cho đứa con sau hoặc chuyển quyền sở hữu cho vợ sau thì bạn không có quyền tranh chấp. Quyền sở hữu nhà theo quy định tại Điều 10 Luật Nhà ở thì người chủ sở hữu được bán, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, để thừa kế, góp vốn….

Bởi vì khi ba bạn được quyền lập di chúc để lại căn nhà thể hiện ý chí cá nhân của mình, áp dụng theo Điều 624 Bộ Luật Dân sự 2015 đã quy định:

“ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”

Theo Điều 616 đã quy định về quyền của người lập di chúc:

“1 . Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, tại Điều 644 quy định tại khoản 1:

“a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.

Xem thêm: http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc/hoi-am/so-chia-nha-cho-con-rieng-me-ke-tim-cach-chiem-443998.html