Sang tên sổ đỏ cho con thế nào tiết kiệm nhất
Ba mẹ mình nay tuổi đã ngoài 80, muốn để lại đất đai nhà cửa cho mình và muốn làm thủ tục sang tên sổ đổ qua cho mình. Vậy trường hợp này thì mình nên làm theo hình thức sang nhượng nào để tiết kiệm chi phí nhất có thể ạ.
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và các giao dịch về đất đai trở nên phổ biến, việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa các thành viên trong gia đình khi cha mẹ mong muốn để lại tài sản cho con cái mà việc sang tên được thực hiện nhanh sang cho con. Trong bài viết này, Luật Đức An sẽ phân tích cụ thể về quy trình tặng cho quyền sử dụng đất để quý độc giả nắm bắt rõ hơn về các quy định của pháp luật khi làm thủ tục này.
I, Tặng cho quyền sử dụng đất là gì?
Tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận của các bên, theo đó bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cùng diện tích thửa đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù.
Trên thực tế, việc tặng cho quyền sử dụng đất xảy ra dưới 02 dạng:
-
Bố mẹ tặng cho đất cho con cái;
-
Người có đất đai tặng cho người khác (không phải bố mẹ tặng cho con cái)
II, Đối tượng được nhận tặng cho quyền sử dụng đất:
Theo quy định Luật Đất đai năm 2013 quy định về đối tượng được nhận tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm:
-
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diễn được sơ hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở (điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013);
-
Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật (điểm c khoản 2 Điều 174 Luật Đất đai 2013)
-
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được tặng cho quyền sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 Luật Đất đai 2013; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 (điểm e Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013)
-
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có quyền tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa (Khoản 2 Điều 186 Luật Đất đai 2013)
III, Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất:
Về điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 1 điều 188 Luật đất đai 2013 như sau:
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đấ khi có các điều kiện sau đây:
-
Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền tặng cho
Trường hợp 2: Căn cứ theo khoản 1 điều 68 Luật đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai khi: chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất khi có quyết định giao đất, cho thuế đất; nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-
Đất không có tranh chấp;
-
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
-
Trong thời hạn sử dụng đất
Bên cạnh đó, Luật đất đai 2013 quy định rõ về các trường hợp không được tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
Căn cứ theo Điều 191 Luật đất đai 2013 quy định trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm:
-
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
-
Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
-
Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
-
Hộ gia đình, cá nhân không được nhận quyền chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó
IV, Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất:
Việc tặng cho quyền sử dụng đất cần phải được lập thành hợp đồng tặng cho và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Theo điểm a, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định như sau
Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
-
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản;
-
Văn bản về thừa kế quyền sử đụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
-
Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định về hồ sơ công chứng bao gồm:
-
Phiếu yêu cầu công chứng
-
Dự thảo hợp đồng tặng cho
-
Căn cước công dân
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì phải làm thủ tục đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai
Hồ sơ bao gồm:
Theo khoản 2 điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) thì người tặng cho quyền sử dụng đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
-
Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
-
Hợp đồng tặng cho (công chứng; chứng thực);
-
Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
-
Văn bản của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình đã được công chứng hoặc chứng thực;
-
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
-
Bản chính tờ khai lệ phí trước bạ Mẫu số 01
Nộp hồ sơ:
Bước 1: Sau khi đã hoàn thành hồ sơ, cá nhân hoặc hộ gia đình nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc bộ phận 1 cửa thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu
Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các việc sau:
-
Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phaỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
-
Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp;
-
Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử đụng dất;
-
Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
Bước 3: Trả kết quả
Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trả Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất
V. Dịch vụ của Luật Đức An
- Tư vấn pháp lý;
- Kiểm tra tính pháp lý soạn thảo Hợp đồng tặng cho;
- Đại diện theo uỷ quyền khi nộp hồ sơ sang tên;
- Đại diện nhận kết quả khi thực hiện sang tên
- Trả kết quả cho khách hàng.
Để được tư vấn cụ thể, khách hàng liên hệ Luật sư chuyên đất đai nhà ở
PHÍ TƯ VẤN THEO QUY ĐỊNH VĂN PHÒNG
Công ty luật TNHH Đức An
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Giám đốc
Số 64b, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT 090 220 1233 - 024.66544233
Youtube: Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
Email: luatsubichhao@gmail.com
Chi tiết liên hệ Luật sư đất đai: 090 220 1233