1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

Câu hỏi: Xin hỏi, hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy bị xử lý như thế nào?


Căn cứ pháp lý:

- Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;

- Bộ Luật tố tụng hình sự 2015;

- Nghị định 144/2021/NĐ-CP;

- Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP sửa đổi bổ sung bởi TTLT số 08/2015

Vận chuyển trái phép chất ma túy là gì?

Theo điểm 3.2 khoản 3 Mục II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP, “Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.

Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.

Cấu thành tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội vận chuyển trái phép chất ma túy là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội. Đối với người đủ từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội này nếu là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được mô tả là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất , mua bán, tàng trữ trái phép chất ma trúy. Hành vi tàng vận chuyển phép chất ma túy được hiểu là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nới khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách…)

Về mặt khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy và phòng chống ma tuý.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện những hành vi đó.

Quy định hình phạt của tội vận chuyển trái phép chất ma túy

Người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:

Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

e) Qua biên giới;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

h) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

i) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xử phạt hành chính hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy

Đối với hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý nhưng không đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;

+ Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người quản lý phương tiện giao thông cho người khác sử dụng phương tiện để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma túy

 

Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy

-   Tư vấn pháp lý về tội vận chuyển trái phép chất ma túy;

-   Luật sư bào chữa, tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã từ khi có quyết định tạm giữ;

-   Luật sư bào chữa tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can từ khi có quyết định khởi tố bị can;

-   Luật sư bào chữa tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị cáo từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử;

-   Luật sư bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thẩm;

-   Soạn Đơn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm khi thân chủ có yêu cầu

 

Phí tư vấn và ký hợp đồng dịch vụ pháp lý thỏa thuận theo vụ việc

Luật sư  kinh nghiệm giải quyết các vụ án hình sự

Thạc sỹ - Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233 - cố định 024 66544233

Email: luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn

Face: Công ty luật TNHH Đức An

Luật Đức An, chất lượng và uy tín