Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai khi xây dựng nhà ở
Việc xảy ra tranh chấp về đất đai khi xây dựng nhà ở chủ yếu đến từ việc một trong hai bên người sử dụng đất liền kề có hành vi lấn chiếm diện tích đất của nhà hàng xóm hoặc việc tranh chất về quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất cũ,.... Khi tranh chấp đất đai xảy ra dẫn đến việc công trình xây dựng nhà ở không thể hoàn thành đúng tiến độ, kéo theo nhiều thiệt hại cho người đang sử dụng đất và xây dựng nhà ở. Khi đó, nhu cầu giải quyết tranh chấp đất đai kịp thời để hoàn thành công trình xây dựng là điều rất cấp thiết đối với người sử dụng đất. Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, Công ty Luật TNHH Đức An cung cấp dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai khi xây dựng nhà ở.
Trả lời:
Căn cứ pháp lý:
- Luật đất đai 2013
- Luật tố tụng dân sự 2015.
- Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Hướng dẫn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Một số tranh chấp đất đai khi xây dựng nhà ở thường gặp:
- Tranh chấp đất đai diễn ra khi một trong hai bên sử dụng đất có hành vi lấn chiếm sang diện tích đất nhà bên cạnh;
- Tranh chấp đất đai diễn ra khi nhà hàng xóm thực hiện các hành vi cố ý cản trở việc xây dựng nhà ở và sử dụng đất của người sử dụng đất;
- Tranh chấp đất đai do người sử dụng đất cũ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cố ý gây cản trợ việc xây dựng nhà ở;
- Tranh chấp đất đai liên quan đến quyền thừa kế, quyền sử dụng đất của các chủ thể có liên quan.
Khi xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất, người sử dụng đất nên làm gì?
Theo quy định tại Luật đất đai 2013, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Đối với tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
Như vậy, khi xảy ra tranh chấp đất đai, người sử dụng đất cần có thể yêu cần Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tổ chức phiên hòa giải tranh chấp đất đai. Trường hợp hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì người sử dụng đất có thể tiếp tục yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc Khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Trường hợp nào bắt buộc phải giải quyết tranh chấp tại UBND cấp xã?
Theo quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Hướng dẫn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Do đó, trường hợp tranh chấp đất đai về việc ai là người có quyền sử dụng đất thì buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Trường hợp nào có thể trực tiếp khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền?
Theo quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Hướng dẫn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Như vậy, đối với các tranh chấp nêu trên, người sử dụng đất có thể trực thực hiện việc khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Tại sao cần sử dụng dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai khi xây dựng nhà ở của Công ty Luật TNHH Đức An?
- Công ty Luật TNHH Đức An với Luật sư có trình độ chuyên môn cao về pháp luật đất đai, kinh nghiệm trong giải quyết chấp đất đai và đã bảo vệ thành công nhiều vụ việc tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Khi sử dụng dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai khi xây dựng nhà ở của Công ty Luật TNHH Đức An, khách hàng được ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, hợp đồng dịch vụ pháp lý thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên trong vụ việc giải quyết tranh chấp đất đai. Đảm bảo tính minh bạch, tận tâm của Luật sư.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai khi xây dựng nhà ở của Công ty Luật TNHH Đức An
- Tư vấn quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai;
- Hướng dẫn thu thập hồ sơ, chứng cứ có lợi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
- Đại diện theo ủy quyền thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân;
- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo yêu cầu của khách hàng;
- Đại diện theo ủy quyền tham gia các buổi hòa giải theo triệu tập của Tòa án;
- Tham gia tố tụng với vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Công ty Luật TNHH Đức An có rất nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ việc về đất đai
- Phí thực hiện dịch vụ pháp lý, đại diện theo ủy quyền theo thỏa thuận từng vụ việc cụ thể
Công ty luật TNHH Đức An
Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Đặt lịch làm việc: 090.220. 1233 - 024.665.44.233
Email: luatsubichhao@gmail.com
Web: www.luatducan.vn
Face: Công ty luật TNHH Đức An
Luật Đức An, chất lượng và uy tín.
Trân trọng!