Phân chia di sản thừa kế khi một người thừa kế mất tích
Phân chia di sản thừa kế xảy ra người để lại di sản thừa kế chết. Việc phân chia di sản thừa kế được thực theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp việc phân chia di sản thừa kế gặp phải vướng mắc do một trong những người được hưởng di sản thừa kế mất tích không có thông tin lạc. Vậy, khi một người thừa kế mất tích có thực hiện được thủ tục phân chia di sản thừa kế không?
Thế nào là người mất tích?
Theo quy định tại Điều 68 Bộ Luật dân sự 2015, Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Như vậy, theo quy định pháp luật, Tòa án tuyên bố một người mất tích khi người đó biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định pháp luật nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.
Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Thủ tục tuyên bố một người mất tích
Theo quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Nội dung thông báo và việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định pháp luật.
Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên. Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo, Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
Phân chia di sản thừa kế khi một người mất tích
Căn cứ theo Điều 613 Bộ Luật dân sự 2015, người thừa kế là cá nhân, người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản mất.
Như vậy, người thừa kế mất tích được hiểu là một người được hưởng di sản từ người thân của họ như cha, mẹ, ông bà, cô chú,.. theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nhưng tại thời điểm chia thừa kế thì đã không liên lạc được với họ, đi khỏi nơi cư trú trong một khoảng thời gian dài mà người thân không rõ tung tích và được Tòa án tuyên đã mất tích.
Tài sản của người mất tích sẽ do người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật dân sự 2015 tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định pháp luật. Trường hợp không có người quản lý tài sản thìTòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản
Như vậy, trường hợp người hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc pháp luật còn sống nhưng bị tuyên bố mất tích thì vẫn có thể phân chia di sản thừa kế. Phần di sản thừa kế mà người mất tích được hưởng sẽ do một người khác quản lý. Trường hợp người mất tích trở về, phần di sản thừa kế được hưởng đó sẽ được chuyển trả lại cho người mất tích.
Dịch vụ phân chia di sản thừa kế Công ty Luật TNHH Đức An
- Tư vấn quy định về khai nhận di sản thừa kế
- Tư vấn quy định liên quan người thừa kế mất tích, thủ tục tuyên một người mất tích;
- Tư vấn công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế;
- Đại diện theo ủy quyền thực hiện thủ tục sang tên quyền sử dụng đất do thừa kế.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Công ty Luật TNHH Đức An có rất nhiều kinh nghiệm về pháp luật thừa kế
- Công ty Luật TNHH Đức An thực hiện tư vấn tại văn phòng và qua điện thoại
- Phí thực hiện dịch vụ pháp lý, đại diện theo ủy quyền theo thỏa thuận từng vụ việc cụ thể
Công ty luật TNHH Đức An
Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Đặt lịch làm việc: 090.220. 1233 - 024.665.44.233
Email: luatsubichhao@gmail.com
Web: www.luatducan.vn
Face: Công ty luật TNHH Đức An
Luật Đức An, chất lượng và uy tín.
Trân trọng!