1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tranh tụng / Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Nguyên nhân xảy ra vi phạm giao thông đường bộ như không có giấy phép lái xe, lái xe trong tình trạng sử dụng rượu bia, không tuân thủ quy định luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông như lái xe khi đang nghe điện thoại...Đối với vụ án giao thông có hậu quả làm chết người thì cần kiểm tra xem xét nếu có dấu hiệu tội phạm khởi tố vụ án vi phạm quy định. Luật sư bảo vệ người bị hại trong vụ án giao thông đường bộ liên hệ: 090 220 1233


1. Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu đi lại làm việc của người dân ngày càng tăng, số lượng phương tiện giao thông đường bộ di chuyển trên đường ngày nhiều. Kéo theo đó là tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ ngày càng ra tăng, gây nên những sự việc rất thương tâm. Vi phạm quy định về điều khiển phượng tiện giao thông xảy ra chủ yếu là do sự chủ quan, ý thức tham gia giao thông chứ tốt của người điều khiển phương tiện. Đối với trường hợp gây chết người, pháp luật quy định hành vi vi phạm khi tham gia giao thông gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương có thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Dấu hiệu nhận biết tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người tham gia giao thông đường bộ

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, người tham gia giao thông bao gồm: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm là trật tự an toàn giao thông đường bộ

Tội phạm này xâm phạm vào những quy định của nhà nước về an toàn giao thông đường bộ, là những quy định nhằm đảm bảo an toàn giao thông vận tải, đảm bảo cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ được thông suốt, được tiến hành bình thường, bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của công dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của các tổ chức và tài sản của công dân.

Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm được thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về an toàn giao thông đường bộ.

Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là việc không thực hiện đúng những quy định trong Luật Giao thông đường bộ liên quan đến những quy tắc giao thông đường bộ với rất nhiều loại hành vi khác nhau như:

 - Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu;

-  Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ;

- Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng;

- Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy;

- Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

- Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định;

- Vi phạm các quy định khác về an toàn giao thông vận tải: chuyên chở người, hàng không đúng trọng tải quy định…

Hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ rất đa dạng, khi xem xét hành vi phạm tội cần nghiên cứu những quy định cụ thể của nhà nước về an toàn giao thông đường bộ.

Hậu quả của tội phạm:

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của Điều này.

Hậu quả của hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông:

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ là lỗi vô ý. Cụ thể là lỗi vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về tội vi phạm quy định về tham gia phương tiện giao thông đường bộ, nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ để được giải đáp và sử dụng dịch vụ của Công ty Luật TNHH Đức An

2. Dịch vụ của Công ty Luật TNHH Đức An

- Tư vấn các quy định pháp luật về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ;

- Theo quy định tại Điều 72 BLTTHS 2015 thì Luật sư được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa. Theo đó, đối với vụ án hình sự về giao thông, người bào chữa đã có thể tham gia tố tụng từ thời điểm khởi tố bị can hay trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Với mục đích là giảm thiểu những bất lợi trong quá trình tố tụng, giảm nhẹ TNHS cho thân chủ hay thậm chí chứng minh oan sai. Luật sư với trình độ am hiểu về pháp luật sẽ tham gia tố tụng thông qua các hoạt động:

  • Tư vấn về xác định tội danh, hình phạt, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng;
  • Tư vấn hỗ trợ thân chủ cung cấp, thu thập tài liệu chứng cứ có lợi;
  • Soạn thảo các văn bản, tài liệu kiến nghị, khiếu nại kịp thời trong các giai đoạn tố tụng;
  • Tư vấn quy định pháp luật về tội phạm và các nội dung khác liên quan đến tội phạm (tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng);
  • Tư vấn và giải thích về quy trình tố tụng từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử; tư vấn các quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo;
  • Trình bày, trao đổi sự việc và cùng tìm hướng giải quyết để giảm thiểu tối đa những bất lợi của thân chủ vào thời điểm hiện tại và tương lai;
  • Trực tiếp tham gia tranh tụng tài Tòa để bào chữa cho thân chủ của mình.

- Hướng dẫn thu thập chứng cứ, soạn thảo đơn từ;

- Tư vấn về bồi thường thiệt hại liên quan đến tính mạng

- Tham gia tố tụng với vai trò người bào chữa của bị cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại.

Lưu ý khi sử dụng dịch vụ của Công ty Luật TNHH Đức An

- Công ty Luật TNHH Đức An thực hiện tư vấn tại văn phòng và qua điện thoại

- Phí tư vấn theo giờ

- Phí thực hiện dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận từng vụ việc cụ thể

- Nhằm tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam thì Luật sư sẽ không hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của Luật sư.

Công ty Luật TNHH Đức An – Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

Địa chỉ: 64B Nguyễn Viết Xuân – Khương Mai- Thanh Xuân – Hà Nội

Điện thoại: 0902201233 – 02466544233.

Email: luatsubichhao@gmail.com