Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án tranh chấp thương mại
Trong xu thế hội nhập của toàn thế giới, sự phát triển của nền kinh tế cùng việc hợp tác giữa các bên trong hoạt động thương mại ngày càng gia tăng. Song hành cùng sự hợp tác cũng kéo theo sự gia tăng các tranh trong hoạt động thương mại. Khi xảy ra tranh chấp, làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là điều mà các bên trong hoạt động thương mại vô cùng quan tâm. Công ty Luật TNHH Đức An với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc tranh chấp thương mại cung cấp dịch vụ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án tranh chấp thương mại liên hệ 090 220 1233
-
Quy định pháp luật về tranh chấp thương mại
Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Theo đó, tranh chấp thương mại được hiểu là những mâu thuẫn (bất đồng) giữa hai bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại.
Tranh chấp thương mại có các đặc điểm sau:
-
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể
-
Chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là thương nhân
-
Phát sinh tranh chấp thương mại thường là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật
-
Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại
Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương Mại 2005 có 04 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại như sau:
Thứ nhất, thương lượng giữa các bên
Thương lượng được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
Thứ hai, hòa giải
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 NĐ 22/2017Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của NĐ 22/2017
Thứ ba, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của luật trọng tài thương mại 2010
Thứ tư, giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án
Căn cứ theo Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 319 Luật Thương Mại 2005 quy định: Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
-
Dịch vụ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án tranh chấp thương mại
-
-
Đại diện theo ủy quyền tham gia các buổi thương lượng, hòa giải tranh chấp thương mại;
-
Cử luật sư đại diện làm trung gian tham gia hoà giải giữa các bên trên cơ đảm bảo tối đa quyền lợi giữa các bên.
-
Soạn thảo hồ sơ, thu thập chứng cứ khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền trong trường hợp hoà giải không thành.
-
Tham gia cùng đương sự trong các buổi làm việc tại toà bao gồm hoà giải, lấy lời khai, …
-
Nghiên cứu hồ sơ đưa ra phương án bảo vệ tối ưu, có lợi nhất cho khách hàng tại Toà án.
-
Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại phiên toà xét xử.
-
Liên hệ Luật sư bảo vệ tranh chấp thương mại
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Công ty Luật TNHH Đức An có kinh nghiệm trong giải quyết vụ việc tranh chấp thương mại
Phí tư vấn và ký hợp đồng dịch vụ pháp lý đại diện theo uỷ quyền theo thỏa thuận
Luật sư kinh nghiệm giải quyết các vụ việc về tranh chấp thương mại
Thạc sỹ - Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO
Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT liên hệ: 0902201233 - cố định 024 66544233
Email: luatsubichhao@gmail.com
Web: www.luatducan.vn
Face: Công ty luật TNHH Đức An
Luật Đức An, chất lượng và uy tín.
Trân trọng!