Thủ tục Ly hôn khi một bên đang ở nước ngoài
Em gái tôi và chồng hiện tại đang lao động ở Nhật, mối quan hệ của 2 người đã xảy ra mâu thuẫn nghiêm trọng và đồng ý ly hôn. Cả 2 cùng đồng ý ký vào đơn xin ly hôn. Tháng này em gái tôi về Việt Nam để làm thủ tục ly hôn, nhưng chồng của em gái tôi chưa hết thời gian lao động nên chưa thể về Việt Nam để có mặt tại tòa để làm thủ tục ly hôn. Tôi muốn hỏi khi cả 2 cùng nhất trí ký đơn xin ly hôn, mà 1 trong 2 người không thể có mặt ở Việt Nam thì thủ tục ly hôn như thế nào? và cần phải có đơn xin xử ly hôn vắng mặt của chồng em gái tôi hay không?
Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội
Đối với trường hợp của bạn khi cả hai đã đồng ý ký vào đơn ly hôn đồng thời cả hai đều đồng ý về việc phân chia tài sản chung và nuôi con thì được coi là thuận tình ly hôn. Đối với trường hợp này được coi là thuận tình ly hôn.
-
Về vấn đề vắng mặt của chồng bạn khi thực hiện thủ tục ly hôn thì Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định sau:
“Điều 85. Người đại diện
4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;”
Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 tại Điều 477. Xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài và kết quả yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập chứng cứ
5. Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Tòa án đã nhận được kết quả tống đạt theo một trong các phương thức tống đạt quy định tại khoản 1 Điều 474 của Bộ luật này, đương sự đã cung cấp đầy đủ lời khai, tài liệu, chứng cứ và đương sự đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ;
b) Tòa án đã thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 474 của Bộ luật này;
c) Tòa án không nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều này về kết quả thực hiện việc tống đạt cho đương sự ở nước ngoài.
Như vậy, theo như các quy định trên chồng bạn có thể làm đơn xin xét xử vắng mặt ly hôn tại Toà án và gửi bản khai cho Tòa án. Trong đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt thì phải được chứng thực chữ ký của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp pháp hoá lãnh sự. Khi có đơn xin xét xử vắng mặt và đã cung cấp đủ lời khai tài liệu chứng cứ thì Toà án sẽ giải quyết ly hôn.
Liên hệ Luật sư bảo vệ vụ án ly hôn
Thạc sỹ - Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO
Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT liên hệ: 0902201233 – hotline: 024 66544233
Email: luatsubichhao@gmail.com Web: www.luatducan.vn