1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Thủ tục mua nhà ở xã hội

Thủ tục mua nhà ở xã hội

Xin hỏi luật sư, để mua nhà ở xã hội thì cần những loại giấy tờ gì theo quy định mới nhất hiện nay? Những đối tượng nào được mua nhà ở xã hội?


Thạc sỹ, luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời

Nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 7 điều 3 Luật nhà ở năm 2014“Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở."

    Nhà ở xã hội hiện nay có hai loại: nhà chung cư hoặc nhà ở liền  kề thấp tầng. Nhà ở xã hội nhằm hỗ trợ cho những đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định nhà nước.

Thứ nhất: Điều kiện đối tượng được mua nhà ở xã hội

Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014 thì những đối tượng sau nếu thoả mãn các điều kiện tại điều 51 thì được mua nhà ở xã hội

“1.Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng

2.Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn

3.Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu

4.Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị

5.Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp

6.Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân

7.Cán bộ, công chức, viên chức

8.Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014 (người trả lại nhà ở công vụ nếu không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm theo quy định và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ thì cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng người này có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi người đó sinh sống căn cứ vào tình hình cụ thể để giải quyết cho thuê, cho thuê mua, mua nhà ở xã hội)

9.Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập

10.Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở”

  -   Cụ thê Điều 51 Luật nhà ở 2014 còn quy định thêm các điều kiện để những người trên được mua nhà ở xã hội như sau:

“1. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây:

a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;

b) Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này;

c) Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật này thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm này.

2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây:

a) Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát;

b) Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa.”

Thứ hai: Hồ sơ mua nhà ở xã hội

  Hồ sơ mua nhà ở xã hội bao gồm các giấy tờ được quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP

- Đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở theo mẫu số 01.

- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà.

- Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú.

- Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú.

- Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập.

Bạn có thể tham khảo thêm quy định tại Điều 12, Thông tư 09/2021/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây viết tắt là Nghị định số 100/2015/NĐ-CP) và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội  có hiệu lực từ 1.10.2021.

2. Dịch vụ của Luật Đức An

- Tư vấn về thủ tục mua nhà ở xã hội

- Đại diện nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội

- Đại diện nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

3. Liên hệ

Luật Đức An, chất lượng và uy tín

Trân trọng!

Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233 - cố định 024 66544233

Email: luatsubichhao@gmail.com                     Web: www.luatducan.vn

Face: Công ty luật TNHH Đức An