Thủ tục đăng ký luật sư bào chữa theo Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.
Để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo, BLTTHS năm 2015 đã có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung để cụ thể hóa nguyên tắc này, cụ thể:quy định đầy đủ các quyền và cơ chế đảm bảo các quyền của người bị buộc tội, nhất là quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc nhờ người khác bào chữa.
Luật Đức An với luật sư kinh nghiệm trong bào chữa hình sự thực hiện bào chữa đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Công ty có chính sách hỗ trợ chi phí trường hợp khách hàng là người bị hại; hộ nghèo; gia đình chính sách…
Thông tin liên hệ: Công ty Luật TNHH Đức An
Địa chỉ: 51A, Nguyễn Viết Xuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Website: luatducan.vn Facebook: Công ty luật TNHH Đức An
Email: luatsubichhao@gmail.com
Hotline: 0902201233
Xem thêm: http://lsvn.vn/tro-giup-phap-ly/hoat-dong-tro-giup/thu-tuc-dang-ky-luat-su-bao-chua-theo-bltths-2015--28715.html
Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 tại Điều 72. Người bào chữa
1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
2. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, luật sư vẫn là người được đương sự mời bào chữa trong nhiều vụ án hình sự.Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012, Điều 2. Luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng). Phạm vi hành nghề luật sư trong đó có tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Để luật sư có thể tham gia tố tụng, người bị buộc tội hoặc người thân thích tiến hành mời luật sư.
Thủ tục mời luật sư bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn.
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
1. Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn.
2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, bị tạm giữ phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
Trong thời hạn 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
3. Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.
4. Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Bộ luật tố tụng hình sự quy định người bị bắt, người bị tạm giữ có quyền mời người bào chữa. , người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.Theo quy định tại điều 74 BLTTHS 2015 thì mở rộng thời điểm tham gia tố tụng của người luật sư được tham gia tố tụng kể từ khi từ thời điểm bị bắt hoặc khi có quyết định tạm giữ. Người bào chữa có quyền được gặp, hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.Quy định này giúp phía bị buộc tội được bình đẳng hơn nữa trong việc được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt, có những trường hợp khi một người bị bắt, sự xuất hiện của người bào chữa giúp họ ổn định tâm lý, kịp thời bảo vệ những quyền lợi chính đáng, góp phần giúp cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ án chính xác.
Khi một vụ án hình sự xảy ra, người bị buộc tội cần đến sự trợ giúp về mặt pháp lý từ phía luật sư và nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi của mình. Người bị buộc tội có quyền bào chữa tuy nhiên hiểu biết pháp lý còn hạn chế nên để đảm bảo quyền bào chữa thì luật sư là những người được mời tham gia vụ án hình sự. Để thực hiện được quyền bào chữa, bị can, bị cáo cần có đơn mời luật sư. Người bị tạm giữ, bị can bị cáo viết đơn mời luật sư, nếu người bị tạm giam, tạm giữ không thể tự mình liên hệ với luật sư thì người đại diện hợp pháp hoặc người thân thích của họ có thể làm đơn mời luật sư. Sau khi đã có đơn yêu cầu mời luật sư bào chữa thì hai bên sẽ ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải tuân theo quy định của pháp luật. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức. Sau khi đã thực hiện thủ tục mời luật sư, Luật sư thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa. Theo Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 tại Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
1. Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.
2. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:
a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
d) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ (bản sao thẻ Luật sư có chứng thực, giấy yêu cầu Luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội…), cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa theo luật thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án. . Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Với thủ tục đăng ký bào chữa đã tạo điều kiện thuận lợi để luật sư tham gia vào việc bào chữa được đúng thời gian, quy định để thực hiện việc tham gia tố tụng.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định trách nhiệm cho cơ quan có thẩm quyền trong việc báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác cho người bào chữa, tránh việc những người có thẩm quyền chậm trễ, gây khó khăn cho người bào chữa đối với nội dung này.
Bào chữa là tất cả các hoạt động người bào chữa được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Luật sư thực hiện các quyền và nghĩa vụ làm sáng tỏ những tình tiết chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như những tình tiết khác có lợi cho người bị buộc tội nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ của người bị buộc tội. Thủ tục đăng ký bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được quy định chi tiết, cụ thể, và thuận lợi để đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo