1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Doanh nghiệp / THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, CÔNG TY

THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, CÔNG TY

Luật Đức An lưu ý khi thành lập doanh nghiệp, để doanh nghiệp thành lập theo đúng quy định, thủ tục thuận lợi và có những kiến thức pháp lý khởi nghiệp cần thiết. Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp


1. Tên doanh nghiệp:

- Tên doanh nghiệp gồm 2 thành tố là: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

- Không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

2. Vốn điều lệ Công ty

Việc đăng ký mức vốn điều lệ hợp lý có các lợi thế sau:

- Đảm bảo tính đối ứng của Doanh nghiệp đối với các đơn vị hợp tác kinh doanh.

- Thuận tiện cho việc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
- Là căn cứ để áp mức thuế môn bài cho doanh nghiệp. Mức thuế môn bài đối với Doanh nghiệp: Theo Thông tư 302/2016/TT-BTC

Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư

Mức thuế môn bài

Trên 10 tỷ đồng

3.000.000 đồng/năm

từ 10 tỷ đồng trở xuống

2.000.000 đồng/năm

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

1.000.000 đồng/năm

3. Loại hình doanh nghiệp

Pháp luật quy định các loại hình kinh doanh hiện nay là Công ty Cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Hộ kinh doanh. Mỗi loại hình có những ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với hình thức kinh doanh của từng loại ngành nghề, số lượng thành viên cũng quyết định một phần đến việc lựa chọn hình thức kinh doanh. Phổ biến nhất hiện nay là loại hình Công ty TNHH và Công ty cổ phần.

4. Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp sẽ được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm và có đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý, không được kinh doanh những ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh những ngành, nghề có điều kiện khi chưa đủ những điều kiện kinh doanh theo đúng quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện thành lập công ty khi kinh doanh trong quá trình hoạt động.

5. Con dấu

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức cũng như số lượng con dấu nhưng phải đảm bảo được thông tin về tên của doanh nghiệp và mã số của doanh nghiệp.

Trước khi sử dụng con dấu cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để đăng tải công khai lên cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp

6. Trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp

- Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Với mỗi loại hình doanh nghiệp, pháp luật quy định hồ đăng ký doanh nghiệp là khác nhau.

Nếu các bạn có ý tưởng kinh doanh nhưng chưa quả quyết chọn loại hình nào, và mong muốn dịch vụ tư vấn thành lập và đại diện thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp bạn liên hệ Công ty Luật TNHH Đức An để được tư vấn và đại diện thực hiện thủ tục thành lập.

Thông tin liên hệ: Công ty Luật TNHH Đức An

Địa chỉ: 64B, Nguyễn Viết Xuân, Thanh Xuân, Hà Nội

Website: luatducan.vn

Hotline: 0902201233

Email: luatsubichhao@gmail.com