1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tư Vấn Thủ Tục Ly Hôn / Thủ tục thay đổi quyền nuôi con

Thủ tục thay đổi quyền nuôi con

Khi ly hôn, một trong những vấn đề được các cấp vợ chồng quan tâm nhất là ai có quyền trực tiếp nuôi con. Khi phân chia quyền nuôi con, Tòa án phải căn cứ vào các yếu tố điều kiện của cha mẹ, căn cứ vào quyền lợi, sự phát triển mọi mặt của con để ra quyết định. Pháp luật quy định bố hoặc mẹ có quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn, nhưng thăm nuôi như thế nào thì không có quy định.


Công ty Luật TNHH Đức An cung cấp dịch vụ tư vấn, làm thủ tục, hồ sơ thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn, bao gồm:

·        Tư vấn, đánh giá điều kiện thay đổi quyền nuôi con của khách hàng dưới góc độ pháp lý;

·        Tư vấn cho khách hàng về trình tự, thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn;

·        Soạn hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu thay đổi quyền nuôi con của khách hàng;

·        Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền;

·        Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại Tòa;

·        Tư vấn các vấn đề liên quan trong quá trình yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.

1. Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn:

Theo Điều 84, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con chỉ khi có sự yêu cầu của cha, mẹ, hoặc cá nhân tổ chức theo quy định của pháp luật;

- Căn cứ thay đổi quyền nuôi con:

+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Khi đó, hai bên có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con

+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Điều kiện trực tiếp nuôi con dựa vào các yếu tố:

·        Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

·        Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

Trong trường hợp này, để có thể thay đổi quyền nuôi con thì một bên phải chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nữa.

* Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

- Người thân thích;

- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

- Hội liên hiệp phụ nữ.

2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị thay đổi quyền nuôi con:

* Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu nộp hồ sơ khởi kiện tại TAND có thẩm quyền.

-  Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

- Tòa án thụ lý vụ án.

- Tiến hành hòa giải, thỏa thuận về việc thay đổi quyền nuôi con. Nếu hòa giải không thành thì thực hiện các thủ tục tiếp theo đưa vụ án ra xét xử.

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn;

- Bản án ly hôn

- Các tài liệu chứng minh yêu cầu thay đổi người nuôi con là có căn cứ và hợp pháp;

- Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);

- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thẩm quyền giải quyết

- Trường hợp tranh chấp, yêu cầu thay đổi quyền nuôi con xảy ra giữa các đương sự là người Việt Nam không có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân quận/huyện có thẩm quyền giải quyết.

- Trường hợp tranh chấp, yêu cầu thay đổi quyền nuôi con xảy ra giữa các đương sự có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.

- Về thẩm quyền theo lãnh thổ:

+ Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.

+ Trường hợp các bên có thỏa thuận: Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

+ Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

Khi làm thực hiện thủ tục thay đổi quyền nuôi con, Luật Đức An sẽ có thể giúp gì cho bạn?

Đầu tiên, luật sư sẽ là người sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm với quyết định ly hôn của bạn. Đồng thời cung cấp những kiến thức pháp lý cơ bản về vụ việc giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc pháp lý liên quan

Kế tiếp Luật sư sẽ tham khảo, đánh giá các căn cứ xác định tình hình việc thay đổi quyền nuôi con của cả hai bên.

Dựa trên những dữ kiện và thông tin mà bạn cung cấp, Luật sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thay đổi quyền nuôi con một cách đầy đủ, chặt chẽ nhất, phù hợp nhất với tình huống và nguyện vọng của bạn.

Sau đó, Luật sư sẽ  hướng dẫn bạn đến làm việc và đồng hành cùng bạn tham gia các phiên họp hòa giải.

Công ty Luật TNHH Đức An

Địa chỉ: 64B Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (024).628.57567

Website:   www.luatducan.vn                                

Email: luatsubichhao@gmail.com