1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tư Vấn Thủ Tục Ly Hôn / Án phí trong ly hôn là bao nhiêu?

Án phí trong ly hôn là bao nhiêu?

Sau khi nộp hồ sơ ly hôn đầy đủ và hợp lệ, tòa thông báo nộp tạm ứng án phí. Trong một thời gian nhất định kể từ khi có thông báo nộp tạm ứng án phí, các bên liên quan (hoặc người nộp đơn ly hôn) phải tiến hành nộp một khoản án phí nhất định (được ghi trong thông báo) tới Cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành viết phiếu xác nhận giúp bạn hoàn thiện quy trình ly hôn để nộp lại tại Tòa. Án phí ly hôn căn cứ vào nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp tài sản


Trả lời

Căn cứ:

·                    Luật hôn nhân và gia đình 2014

·                    Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14

Nội dung tư vấn

Sau khi nộp hồ sơ ly hôn đầy đủ và hợp lệ, tòa thông báo nộp tạm ứng án phí. Trong một thời gian nhất định kể từ khi có thông báo nộp tạm ứng án phí, các bên liên quan (hoặc người nộp đơn ly hôn) phải tiến hành nộp một khoản án phí nhất định (được ghi trong thông báo) tới Cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành viết phiếu xác nhận giúp bạn hoàn thiện quy trình ly hôn để nộp lại tại Tòa.

Vậy án phí tính thế nào?

 

·                    Theo quy định tại Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 thì án phí Sơ thẩm một vụ việc ly hôn là 300.000đ .

·                    Với trường hợp có tranh chấp về tài sản thì sẽ theo % khung giá ngạch tại Nghị quyết nói trên. Cụ thể:

 

Từ 6.000.000đ trở xuống

 

300.000 đồng

 

Từ 6.000.000đ đến 400.000.000 đồng

 

5 % giá trị tài sản

 

Từ 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

 

20.000.000 đồng + 4% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

 

Từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

 

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

 

Từ trên 2.000.000.000 đồng

đến 4.000.000.000 đồng

 

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

 

Từ trên 4.000.000.000 đồng

 


112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

 

Như vậy, tranh chấp càng lớn, án phí càng cao. Vậy kinh nghiệm để ly hôn thuận lợn và không tốn kém là gì?

·       Thỏa thuận trước về tài sản, con chung và ghi vào đơn thuận tình ly hôn để tòa dễ dàng giải quyết

·       Nếu muốn chấm dứt quan hệ ly hôn, chỉ yêu cầu tòa giải quyết ly hôn. Phần tài sản sẽ tranh chấp và yêu cầu tại một phiên tòa khác.

·       Nên sử dụng dịch vụ luật sư để được tư vấn và hướng dẫn!

Bên nào chịu án phí khi chia tài sản?

Điều 27. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể

5. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

a) Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;

b) Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Nghị quyết này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

c) Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phân tài sản mà họ phải thực hiện; nếu họ không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

d) Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung;

đ) Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

e) Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tai sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng.

Công ty luật TNHH Đức An tổng hợp