Người sử dụng lao động có được điều chuyển sang làm công việc khác khi không đồng ý. Người lao động có được nghỉ việc không? Khi nghỉ việc quyền lợi người lao động thế nào?
Những tranh chấp về điều chuyển người lao động vẫn thường xảy ra và hay kéo dài vì mỗi bên một ý kiến
Luật sư khi tham gia sẽ hướng dẫn việc chấm dứt đúng luật và đảm bảo quyền lợi người lao động. Liên hệ 024.62857567
- Tôi làm nhân viên thời vụ cho một công ty sản xuất bao bì kim loại đã được hơn 6 tháng. Vừa qua phó phòng quản lý của tôi yêu cầu tôi chuyển xuống làm công nhân trong khi hợp đồng tôi ký là nhân viên quản lý chất lượng, đến hết tháng 4/2018 mới hết hạn.
Tôi không đồng ý làm thì sang ngày hôm sau, anh phó phòng nói tôi nghỉ luôn cũng được, không cần làm nữa, không có biên bản hay đơn cho thôi việc, không có lí do cụ thể. Xin hỏi luật sư đây có phải trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không? Tôi có được bồi thường gì không?
Theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật lao động, người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Căn cứ theo quy định trên thì người sử dụng lao động là doanh nghiệp cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Về thẩm quyền ký hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2012, Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
Nghị Định 05/2015/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động tại điều
3. Người giao kết hợp đồng lao động
Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;
c) Chủ hộ gia đình;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Cụ thể người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động nếu không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn làm nhân viên thời vụ quản lí chất lượng tại một công ty bao bì kim loại được hơn 6 tháng. Phó phòng quản lí của bạn yêu cầu bạn chuyển xuống làm cấp bậc công nhân. Căn cứ theo quy định của Bộ luật Lao động về thẩm quyền điều chuyển người lao động thuộc về người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản hợp pháp. Nếu phó phòng không được ủy quyền thì không có quyền yêu cầu bạn chấm dứt hợp đồng lao động.
Nghị Định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động. Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác
Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Sự cố điện, nước;
d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động.
Áp dụng cụ thể vào trường hợp của bạn thì người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động. Cụ thể, trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.
Xem thêm: http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc/hoi-am/nguoi-lao-dong-bat-ngo-bi-ep-lam-cong-nhan-444632.html