Luật sư tham gia trao đổi với VTV2 về chủ đề Hợp đồng lao động với lao động giúp việc gia đình
Cần chuyên nghiệp hóa nghề giúp việc gia đình thông qua việc đào tạo nghề, ký hợp đồng lao động, đảm bảo quyền và lợi ích người lao động
Luật sư tham gia trao đổi với VTV2 về chủ đề Hợp đồng lao động với lao động giúp việc gia đình
Bộ luật Lao động năm 2012, có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2013, lần đầu tiên giúp việc gia đình được công nhận là một nghề và được luật hóa, giúp cải thiện điều kiện, chế độ làm việc cho người lao động, đồng thời bảo vệ quyền của họ và cả người sử dụng lao động. Lao động giúp việc gia đình (GVGĐ) được quy định với một mục riêng trong Mục 5, Chương 11 gồm 5 điều từ Điều 179 đến Điều 183 Bộ luật Lao động năm 2012 và được hướng dẫn thực hiện tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động (BLLĐ) về lao động là người giúp việc gia đình. Thông tư
Điều 179. Lao động là người giúp việc gia đình
1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
2. Người làm các công việc giúp việc gia đình theo hình thức khoán việc thì không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này.
Theo qđ BLLĐ thì người sdlđ phải ký hợp đồng bằng văn bản với người gvgđ. Các bên có quyền đơn phương chấm dứt nhưng phải báo trước 15 ngày. NLĐ giúp việc có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa thuận mà 2 bên đã ký trong hđlđ. Nslđ có nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm nlđ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình.
Xuất phát từ tính chất và môi trường công việc giúp việc gia đình, Điều 7 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định nội dung của HĐLĐ giúp việc gia đình không chỉ bao gồm nội dung HĐLĐ nói chung theo quy định tại khoản 1 Điều 23 BLLĐ 2012 mà còn bao gồm thêm một số nội dung khác như: Điều kiện ăn ở của NLĐ (nếu có); Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt HĐLĐ đúng thời hạn; Thời gian và mức chi phí hỗ trợ để NLĐ học văn hóa, học nghề (nếu có); Trách nhiệm bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của NSDLĐ và những hành vi bị nghiêm cấm đối với mỗi bên.