Điểm mới của Nghị định, thông tư hướng dẫn Luật trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao vai trò của luật sư đối với hoạt động trợ giúp pháp lý
Luật trợ giúp pháp lý 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp pháp lý của Luật sư là một hoạt động pháp lý mang ý nghĩa rất nhân văn, vừa thể hiện quyền và nghĩa vụ của những người hành nghề Luật sư trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội chủ nghĩa, bình đẳng và dân chủ văn minh.Tham gia trợ giúp pháp lý là bổn phận, trách nhiệm của luật sư đối với xã hội.
Luật trợ giúp pháp lý 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp pháp lý của Luật sư là một hoạt động pháp lý mang ý nghĩa rất nhân văn, vừa thể hiện quyền và nghĩa vụ của những người hành nghề Luật sư trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội chủ nghĩa, bình đẳng và dân chủ văn minh.Tham gia trợ giúp pháp lý là bổn phận, trách nhiệm của luật sư đối với xã hội.
Theo điểm d khoản 2 Điều 21 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 thì thực hiện trợ giúp pháp lý là một trong những nghĩa vụ của luật sư. Tại Điều 31 Luật Luật sư quy định khi thực hiện trợ giúp pháp lý luật sư phải tận tâm với người được trợ giúp như đối với khách hàng trong những vụ, việc có thù lao.
Tại Điều 4 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định “Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước”. Theo đó, Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Nhà nước và xã hội bảo đảm cho các đối tượng có khó khăn về kinh tế,đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, đối tượng được Nhà nước quan tâm bảovệ, nhằm giúp cho họ được bảo đảm các quyền tối thiểu về xã hội, được giảm bớt phần nào khó khăn, thua thiệt của họ.
Quy định luật sư có nghĩa vụ tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý 2017 tại điều 17 khoản 1 điểm b Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Luật sư bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây: Thực hiện trợ giúp pháp lý; Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;
từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng; được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý