Chấn thương sọ não nhưng giám định thương tật vẫn là 0%
Ngày 24/4/2017, con tôi bị người hàng xóm lấy gạch ném vào đầu, sau đó con trai ông ta lấy mũ bảo hiểm đánh vào ngực con tôi, khiến cháu loạng choạng ngã xuống, va đầu vào cạnh bàn. Vết thương đầu được bệnh viện chẩn đoán chấn thương sọ não, để lại di chứng thần kinh.
Sống một mình một nhà có được hoãn nghĩa vụ quân sự?
Con ngoài giá thú có thể khai sinh mang họ cha
Bạn gái có thai nhưng gia đình nhất định không cho cưới
Khi con tôi đi giám định pháp y ở sở giám định pháp y, cán bộ xét con tôi có tỉ lệ thương tật 0% nên chúng tôi không thể kiện gia đình người hàng xóm kia. Tôi nhiều lần làm đơn yêu cầu giám định lại nhưng nhận được câu trả lời phải có hồ sơ bệnh án của con thì mới giám định, mà hồ sơ bệnh án thì bác sĩ không cho mượn.
Xin hỏi luật sư cán bộ giám định phải giám định trực tiếp sức khỏe con tôi hay dựa trên giấy tờ của bệnh viện? Tôi muốn kiện gia đình kia thì có cần giám định trước hay đợi Tòa án yêu cầu?
Thứ nhất, về tỉ lệ thương tật. Về nguyên tắc đển xác định tỉ lệ thương tật thì phải căn cứ vào kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền để xác định chính xác tỉ lệ thương tật là bao nhiêu. Bạn có thể tham khảo Bảng tổn thương cơ thể do thương tích ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xác định. Nếu tỷ lệ thương tích là 0% thì gia đình bạn đề nghị bồi thường thiệt hại khi có đủ căn cứ theo quy định Bộ luật Dân sự.
Nếu người gây thương tích chưa đủ các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích thì có thể xem xét phạt hành chính căn cứ vào Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.
Thứ hai, về bồi thường thiệt hại. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nếu hành vi vi phạm của bên gây thiệt hại có đủ các yếu tố sau thì bên gây thiệt hại có nghĩa vụ phải bồi thường cho bạn:
- Có hành trái pháp luật.
- Có thiệt hại thực tế xảy ra.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Có lỗi (cố ý hoặc vô ý).
Những khoản mà bên gây thiệt hại phải bồi thường gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Căn cứ vào thông tin bạn nêu, thì bên gây ra thiệt hại về sức khỏe cho con bạn (mặc dù không có tỉ lệ thương tật) thì có nghĩa vụ phải bồi thường những khoản sau: khoản tiền mua thuốc, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thiệt hại khác do luật quy định.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.