1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Doanh nghiệp / Đặc điểm và sự liên kết trong mô hình công ty mẹ - công ty con

Đặc điểm và sự liên kết trong mô hình công ty mẹ - công ty con

Về trách nhiệm Công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định pháp luật. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.


 Sự liên kết trong hình thức công ty mẹ - công ty con

Việt Nam đang từng bước hình thành, phát triển mô hình công ty mẹ - công ty con trên thực tế cũng như trong pháp luật, minh chứng cho điều này là sự xuất hiện của những quy định có liên quan tới mô hình trong những văn bản mang tính pháp lý như Luật Doanh nghiệp năm 2014

Công ty mẹ - công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, có tư cách pháp nhân, song lại có mối quan hệ ràng buộc và sự liên kết chặt chẽ với nhau. Trong đó yếu tố vốn là nút liên kết cơ bản, sự vận động của các cổ phần trong vốn điều lệ dẫn tới sự vận động của quyền sở hữu và sự thay đổi mức sở hữu của công ty này đối với vốn điều lệ của công ty khác dẫn tới sự thiết lập mối quan hệ mẹ - con hoặc chấm dứt mối quan hệ đó. Điều đó có nghĩa là công ty mẹ đầu tư toàn bộ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối ở các công ty con, sự chi phối này phụ thuộc vào mức độ vốn đầu tư, thông thường công ty mẹ phải sở hữu trên 50% vốn của công ty con. Bằng việc nắm giữ và chi phối về vốn đầu tư, công ty mẹ có vị trí, vai trò quan trọng trong việc quyết định chiến lược phát triển của các công ty con thông qua việc quyết định về tổ chức, quản lý, nhân sự chủ chốt, thị trường cũng như những vấn đề quan trọng khác nhằm thực hiện mục tiêu chung của cả tập đoàn. Công ty con được công ty mẹ góp 100% vốn thì mối quan hệ với công ty mẹ sẽ hết sức chặt chẽ, thể hiện ở việc công ty mẹ có quyền quyết định hoàn toàn những vấn đề quan trọng của công ty con. Các công ty con mà công ty mẹ giữ cổ phần hoặc vốn góp chi phối sẽ có mối quan hệ ít chặt chẽ với công ty mẹ. Tuy nhiên, với tỷ lệ vốn góp giành được quyền chi phối, các công ty mẹ vẫn đủ sức kiểm soát và định hướng cho công ty con hoạt động nhằm phục vụ lợi ích, chiến lược của công ty mẹ.

Ngoài ra, giữa các công ty con lại có mối quan hệ ràng buộc với nhau, phụ thuộc vào sự điều tiết của công ty mẹ. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, các công ty con vẫn hoàn toàn độc lập và tự chủ trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Bộ máy quản lý và điều hành của loại hình này như bất cứ một công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn nào.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp năm 2014

"a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó.

Từ quy định trên ta thấy,  Luật Doanh nghiệp  năm 2014  đã quy định cụ thể về mối quan hệ, giữa công ty mẹ - công ty con, qua đó thấy được mối liên hệ trong mô hình này ngoài về vốn còn về hoạt động, công ty mẹ nắm quyền kiểm soát và chi phối đối với công ty con. Luật doanh nghiệp năm 2014 cũng đã quy định rõ về quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con tại Điều 190.    

Điều 190. Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con

1. Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.

3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

4. Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.

5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh, công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.

6. Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.

Điều 191. Báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con

1. Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:

a) Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán;

b) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con;

c) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.

2. Người chịu trách nhiệm lập báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này chưa được lập và đệ trình các báo cáo đó nếu chưa nhận được đầy đủ báo cáo tài chính của các công ty con.

3. Khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, người đại diện theo pháp luật của công ty con phải cung cấp các báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết như quy định để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con.

4. Người quản lý công ty mẹ sử dụng các báo cáo đó để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con nếu không có nghi ngờ về việc báo cáo do công ty con lập và đệ trình có thông tin sai lệch, không chính xác hoặc giả mạo.

5. Trong trường hợp người quản lý công ty mẹ đã áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi thẩm quyền mà vẫn không nhận được báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết như quy định từ công ty con thì người quản lý công ty mẹ vẫn lập và trình báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con. Báo cáo có thể gồm hoặc không gồm các thông tin từ công ty con đó, nhưng phải có giải trình cần thiết để tránh hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch.

6. Các báo cáo, tài liệu quyết toán tài chính hằng năm của công ty mẹ, của công ty con và các báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty mẹ. Bản sao của các báo cáo, tài liệu quy định tại khoản này phải có ở các chi nhánh của công ty mẹ trên lãnh thổ Việt Nam.

7. Đối với các công ty con, ngoài các báo cáo, tài liệu theo quy định của pháp luật, còn phải lập báo cáo tổng hợp về mua, bán và các giao dịch khác với công ty mẹ.

Công ty mẹ và công ty con có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lâp theo quy định pháp luật.

Về công ty mẹ, công ty con, Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định việc “cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp” của các công ty con có cùng một công ty mẹ (sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước) là trường hợp tổ số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51% số vốn điều lệ hoặc số cổ phần phổ thông của công ty liên quan.

Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông nếu phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp vi phạm quy định không cho phép công ty con góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ hoặc sở hữu chéo lẫn nhau và quy định các công ty con của cùng một công ty mẹ có ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Về trách nhiệm Công ty  có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định pháp luật. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.