Tôi vay ngân hàng không tín chấp số tiền 20 triệu đồng để chi trả cho sinh hoạt gia đình trong lúc cần kíp, trả theo phương thức trả góp. Tôi đã trả được hơn 1 năm với số tiền 1.663.000 đồng/tháng 12 tháng là 19,9 triệu.
Tuy nhiên hôm trước khi tôi gọi nói thanh toán hợp đồng, bên ngân hàng báo tôi phải thanh toán 21 triệu mới xong.
Do gia đình quá khó khăn, ở vùng xa nên điều kiện kinh tế rất kém, vợ chồng tôi lại đang thất nghiệp nên không có đủ tiền để trả ngân hàng. Xin hỏi nếu giờ tôi không trả nữa, “bùng” tiền nợ thì có trái pháp luật không?
- Tôi vay ngân hàng không tín chấp số tiền 20 triệu đồng để chi trả cho sinh hoạt gia đình trong lúc cần kíp, trả theo phương thức trả góp. Tôi đã trả được hơn 1 năm với số tiền 1.663.000 đồng/tháng 12 tháng là 19,9 triệu.
Tuy nhiên hôm trước khi tôi gọi nói thanh toán hợp đồng, bên ngân hàng báo tôi phải thanh toán 21 triệu mới xong.
Do gia đình quá khó khăn, ở vùng xa nên điều kiện kinh tế rất kém, vợ chồng tôi lại đang thất nghiệp nên không có đủ tiền để trả ngân hàng. Xin hỏi nếu giờ tôi không trả nữa, “bùng” tiền nợ thì có trái pháp luật không?
|
Do hoàn cảnh khó khăn nên tôi không có khả năng trả nợ ngân hàng (Ảnh minh họa) |
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn như sau:
Bên vay có các nghĩa vụ sau đây căn cứ quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015:
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bạn có nghĩa vụ thanh toán nợ gốc và lãi trên nợ gốc khi đến hạn không trả hoặc trả không đầy đủ. Nếu bạn không thanh toán bạn có thể bị khởi kiện ra tòa để buộc thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo hợp đồng vay.