1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Thủ tục đồng sở hữu khi một bên ở nước ngoài

Thủ tục đồng sở hữu khi một bên ở nước ngoài

Câu 3: Bố em muốn cho mẹ em vào sổ đỏ đồng sở hữu mảnh đất riêng của bố em, mà mẹ em ở bên nước ngoài không ở Việt Nam. Vậy có làm giấy tờ được không ạ Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Giám đốc Công ty Luật Đức An trả lời:


Theo thông tin bạn cung cấp thì quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bố bạn và hiện bố bạn có nguyện vọng để mẹ bạn cùng đứng tên là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Căn cứ theo Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung như sau:

  • Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thoả thuận của vợ chồng.
  • Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân thủ theo hình thức nhất định thì thoả thuận phải bảo đảm hình thức đó
  • Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

Thông tin bạn nêu không rõ về mẹ bạn ở nước ngoài thế nào nên trường hợp mẹ bạn  người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài việc bổ sung tên cần đáp ứng quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại Điều 169  Luật Đất Đai 2013 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 thì đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và được có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Nếu đăng ký biến động Giấy chứng nhận sau ngày 1/8/2024 thì Luật Đất đai năm 2024 quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất tương ứng đối với nhóm người sử dụng đất này. Trong đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất như cá nhân trong nước. Đây là điểm mới cơ bản trong Luật Đất đai năm 2024, thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam.Việc mở rộng quyền sử dụng đất với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam, trong đó quy định về nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho họ trực tiếp tham gia vào giao dịch bất động sản trong nước quy định cụ thể tại điều 44 Luật Đất Đai 2024

Điều 44. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; có quyền sử dụng đất ở do nhận chuyển quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở

 

Để được tư vấn cụ thể, khách hàng liên hệ Luật sư chuyên đất đai nhà ở

PHÍ TƯ VẤN THEO QUY ĐỊNH VĂN PHÒNG

Công ty luật TNHH Đức An

Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Giám đốc

Số 64b, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT 090 220 1233 - 024.66544233

Web: www.luatducan.vn

Youtube: Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

Email: luatsubichhao@gmail.com

Chi tiết liên hệ Luật sư đất đai: 090 220 1233