1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tư Vấn Luật Nhà Đất / Tranh chấp quyền sử dụng đất khởi kiện thế nào

Tranh chấp quyền sử dụng đất khởi kiện thế nào

Chào luật sư tv giúp em ạ .Năm 1997 mẹ em có mua 1 thửa đất có giấy mua bán viết tay có dấu đỏ của chính quyền địa phương ,mảnh đất này có sổ đỏ nhưng chủ nhà không giao sổ và mang đi cắm khắp nơi giờ ông ấy đã mất ,bây giờ gia đình muốn làm sổ thì phải làm như thế nào ạ!


Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội

1.Tranh chấp đất đai là gì?

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

2.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cụ thể:

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.    

3.Về việc xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

-Nếu xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ thì: Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp vè đất động sản (Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

-Nếu xác định theo sự lựa chọn của người khởi kiện thì: Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết (Điều 36 Bộ luật tố tụng dấn sự 2015).

Luật sư đất đai

Phí tư vấn theo quy định văn phòng

Công ty luật TNHH Đức An

Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Giám đốc

Số 64b, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT 090 220 1233 - 024.66544233

Web: www.luatducan.vn

Youtube: Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

Email: luatsubichhao@gmail.com

Chi tiết liên hệ Luật sư đất đai: 090 220 1233