1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tư Vấn Luật Nhà Đất / Thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế

Thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế

Trong việc chia di sản gia đình, đặc biệt khi liên quan đến đất đai, sự phức tạp và căng thẳng thường là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, khi các bất đồng về chia di sản phát sinh và không thể giải quyết qua đàm phán, việc khởi kiện là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các bên. Luật Đức An tư vấn như sau


Ông bà nội em đã mất nhưng không để lại di chúc.

Ông nội em có 7 người con, chú ruột em đang ở miếng đất đó và đang chiếm dụng sử dụng toàn bộ. Giờ bố em muốn chia thừa kế thì có được không ạ. Và khi làm đơn chia thừa kế các cô chú còn lại có cần kí vào đơn kiện không ạ. Vì các cô chú còn lại theo phe của chú đang ở mảnh đất đó rồi, Luật sư tư vấn giúp em với ạ! Em cảm ơn

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty Luật TNHH Đức An, Đoàn Luật sư Hà Nội

Thứ nhất, bố bạn muốn chia thừa kế có được không?

Điều 610 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Bên cạnh đó Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Người thừa kế như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

Theo điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

Theo quy định trên thì khi người có tài sản mất không để lại di chúc thì chia di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Chia thừa kế theo pháp luật là chia phần di sản thừa kế của người chết theo hàng thừa kế.

Theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Căn cứ theo các quy định trên, nếu ông của bạn chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Bố bạn là một trong những người thuộc hàng thừa kế của ông bạn nên bố bạn có thể yêu cầu chia di sản thừa kế.

Thứ hai, Thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế

Nếu có tranh chấp về việc chia di sản thừa kế, bạn có thể tiến hành các bước sau để giải quyết vấn đề:

Các bên tự hòa giải tranh chấp đất đai. Trước tiên, gia đình bạn có thể thảo luận và đàm phán với các bác các chú để có sự đồng thuận khi chia thừa kế. Một số trường hợp thông qua hòa giải và thỏa thuận là phương pháp giúp giảm thời gian và chi phí. Đối với tranh chấp chia di sản thừa kế không bắt buộc phải hoà giải tại UBND xã phường. Nếu hoà giải không thành thì nộp đơn khởi kiện tại TAND có thẩm quyền để yêu cầu chia di sản thừa kế.

Thứ ba, Khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền

Về Thẩm quyền giải quyết:

+ Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có di sản là bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế. Đối với trường hợp của bạn, bố bạn sẽ nộp đơn khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi có đất.

- Hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế:

+ Đơn khởi kiện

+ Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, căn cước công dân..

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

+ Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).

Khi nộp đơn nếu đủ các nội dung và chứng cứ thì Toà án sẽ xem xét thụ lý vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế.

Công ty luật TNHH Đức An

Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Giám đốc

Số 64b, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT 090 220 1233 - 024.66544233

Web: www.luatducan.vn

Youtube: Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

Email: luatsubichhao@gmail.com

Chi tiết liên hệ Luật sư đất đai: 090 220 1233