1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Doanh nghiệp / Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên

Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên

Các doanh nghiệp sẽ phát sinh một số thay đổi trong quá trình hoạt động như thay đổi loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ, địa chỉ, người đại diện,... Trong bài viết này Luật Đức An sẽ hướng dẫn thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật Công ty TNHH 1 thành viên, bạn đọc cùng theo dõi và tham khảo


  1. Công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Căn cứ theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên như sau:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

  1. Quy định về người đại diện theo pháp luật
    1. Người đại diện theo pháp luật là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 thì người đại diện theo pháp luật được hiểu như sau: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

  1. Điều kiện để trở thành người đại diện theo pháp luật

- Từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp:

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

                   - Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn tại Công ty.

          2.3.    Điều kiện để trở thành người đại diện theo pháp luật

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty trách nhiệp hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Đồng thời, căn cứ Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020 về cơ cấu tổ chức và quản lý công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữc thì tại khoản 1 quy định công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chức làm chủ sở hưuc được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau:

(i)Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

(ii) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Cũng tại khoản 3 Điều này nêu rõ: Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

 Như vậy, người đại diện theo pháp luật có thể là:

-Chủ tịch Hội đồng thành viên

-Chủ tịch công ty

-Giám đốc/ Tổng giám đốc.

Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện. Mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Lưu ý:

- Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

- Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền

  1. .    Trách nhiệm của người đại diẹn theo pháp luật

Căn cứ Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.

  1. Quy trình, thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty TNHH 1 thành viên

Như đã nêu trên, tại khoản 2 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 nêu rõ công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ của công ty quy định cụ thể số lượng và chức vụ của người đại diện theo pháp luật. Việc thay đổi người đại diện theo pháp luật có thể xảy ra các trường hợp sau:

- Thay đổi người đại diện pháp luật hiện tại sang người mới;

Để thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên, thực hiện theo thủ tục, quy trình hồ sơ được hướng dẫn tại Điều 50 Nghị định 01/2021NĐ-CP, cụ thể:  

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

-Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;

-Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới.

+Đối với công dân Việt Nam: Thẻ CCCD 

-Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trong đó, người ký thông báo thay đổi người đại diện pháp luật là một trong cá cá nhân sau đây:

- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

- Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt hoặc không thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thì người ký thông báo thay đổi người đại diện pháp luật là người được Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì người ký thông báo thay đổi người đại diện pháp luật là người được bầu tạm thời làm Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020, có 03 phương thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

-Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng đăng ký kinh doanh) tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính.

-Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;

-Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chi: https://dangkykinhdoanh.gov.vn; nộp phí, lệ phí và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.

Bước 3. Nhận kết quả và nộp phí, lệ phí

(i) Nhận kết quả

- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng ĐKKD trả kết quả cho công ty:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD ra thông báo chấp thuận. Trong trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng, Phòng ĐKKD yêu cầu phải nộp hồ sơ bản giấy để đối chiếu.

+ Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu sót, Phòng ĐKKD yêu cầu công ty sửa đổi, bổ sung và nộp lại để xử lý.

- Hình thức nhận kết quả:

 Doanh nghiệp có thể nhận kết quả giải quyết hồ sơ thông qua một trong hai phương thức sau:

(1) Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận một cửa - Phòng ĐKKD

Người nhận kết quả phải mang các giấy tờ sau:

- Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.

- Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân sau đây:

  • Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực kèm theo văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

(2) Nhận kết quả giải quyết hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính

Hiện nay, gần như đa số các cơ quan đăng ký kinh doanh đều hỗ trợ việc nộp và trả kết quả thông qua dịch vụ bưu chính. Doanh nghiệp cần lên trang Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở để điền thông tin đăng ký nhận chuyển phát.

(ii) Nộp phí, lệ phí

Theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020, thông tin về người đại diện theo pháp luật là một trong số những nội dung hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, do vậy, việc thay đổi người đại diện của công ty cũng chính là thay đổi nội dung trên Giấy chứng nhận.

3. Dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật

·        Tư vấn thủ tục thay người đại diện theo pháp luật cho quý khách hàng

·        Soạn thảo hồ sơ, tài liệu thay đổi người đại diện theo pháp luật cho quý khách hàng

·        Trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh

·        Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên

·        Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và chuyển cho khách hàng

Để được tư vấn đại diện làm thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật 

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Công ty luật TNHH Đức An

Hotline: 090.2201.233

Trụ sở: 64B Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Email: luatsubichhao@gmail.com