1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Sở hữu trí tuệ / Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm OCOP

Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm OCOP

Sản phẩm OCOP ngoài nhận chứng nhận OCOP còn cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với sản phẩm. Tuy nhiên, đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục pháp lý vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp, tổ chức được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình nếu muốn kinh doanh độc quyền thương hiệu và đưa thương hiệu của mình tiến xa và có vị thế trong nước và quốc tế


I. Sự khác biệt giữa dán nhãn OCOP với việc bảo hộ các nhãn hiệu và lý do nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP (Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị và là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, với sự hỗ trợ rất mạnh mẽ từ các cấp chính quyền địa phương, chương trình OCOP đã được phát động, trải dài khắp 63 tỉnh thành với hoạt động sôi nổi, không mang tính phong trào như các chương trình trước đây. Nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, có thương hiệu và đã được xuất khẩu sang các nước trên thế giới.

OCOP và nhãn hiệu là hai dấu hiệu mang nội hàm, ý nghĩa khác nhau. Cụ thể, như đã nêu ở trên OCOP là từ viết tắt của Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Đây là sự đánh giá và công nhận của các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm và chủ thể sản xuất ra sản phẩm đó từ các đặc sản, lợi thế ở các vùng nông thôn. Sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng theo Bộ tiêu chí quốc gia về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP do Thủ tướng Chính phủ ban hành, dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau, như: Chất lượng, giá trị cộng đồng, giá trị văn hóa, năng lực sản xuất và thương mại của chủ thể. Đồng thời, kết quả phân hạng sản phẩm OCOP còn xác định các cơ hội phát triển sản phẩm, khả năng tham gia và được thụ hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước...

Do đó, gắn nhãn OCOP thể hiện sản phẩm đó đã được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chứng nhận đã đạt các điều kiện, tiêu chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, cũng là dấu hiệu để người tiêu dùng nhận biết sản phẩm được phân hạng OCOP.

Còn nhãn hiệu là đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ. Việc gắn nhãn hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này với sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác. Nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ khi gắn trên sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa khẳng định hàng hóa, dịch vụ đó đã được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Như vậy, có thể thấy, OCOP và nhãn hiệu là hai phạm trù, đối tượng khác nhau, được công nhận theo các tiêu chí khác nhau. Nhãn OCOP thể hiện sự công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với sản phẩm đã đạt các điều kiện, tiêu chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; còn nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân, được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Do đó, hai dấu hiệu này có ý nghĩa khác nhau về cơ chế pháp lý và mục đích sử dụng.

Để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu của mình được bảo vệ và thực thi trên thị trường thì các tổ chức, cá nhân, bao gồm cả các tổ chức, cá nhân đang tham gia phát triển sản phẩm OCOP nên tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu được bảo hộ là cơ sở, nền tảng để tổ chức, cá nhân tham gia vào các hệ thống chứng nhận như OCOP; mặt khác, việc sản phẩm, dịch vụ được gắn tem chứng nhận OCOP sẽ tạo điều kiện để giá trị nhãn hiệu được nâng cao hơn, tạo niềm tin hơn cho người tiêu dùng.

2. Đăng ký Nhãn hiệu cho sản phẩm được bảo hộ trong bao lâu?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có hiệu lực bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Khi kết thúc thời hạn bảo hộ, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu muốn tiếp tục được bảo hộ nhãn hiệu đó tại Việt Nam thì cần nộp đơn yêu cầu gia hạn nộp trong thời hạn theo quy định là 6 tháng trước khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP hết thời hạn bảo hộ. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp các khoản phí, lệ phí theo quy định về phí, lệ phí bao gồm các khoản chi phí: 

  • Phí thẩm định yêu cầu gia hạn,
  • Lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ,
  • Phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ
  • Phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Sau thời hạn quy định nêu trên, chủ thể vẫn có thể Yêu cầu gia hạn có thể nộp nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí cho mỗi tháng bị muộn theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Nếu kết thúc thời hạn bảo hộ mà nhãn hiệu không được gia hạn, hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu đó sẽ chấm dứt.

Để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tối đa, cũng như đảm bảo tiết kiệm chi phí, thời gian cho quý khách hàng, với đội ngũ giàu kinh nghiệm, Luật Đức An cung cấp dịch vụ tư vấn chi tiết quy trình đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP. 

Để thực hiện việc tư vấn đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm OCOP của Luật Đức An, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tại:

·Công ty luật TNHH Đức An

·Số 64b, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

·ĐT 090 220 1233 - 024.66544233

·Web: www.luatducan.vn

·Youtube: Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

·Email: luatsubichhao@gmail.com