1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tư Vấn Luật Hôn Nhân Và Gia Đình / Sau khi ly hôn có giành lại được quyền nuôi con

Sau khi ly hôn có giành lại được quyền nuôi con

Mình hiện đang có hai bé gái, chồng mình suốt ngày rượu chè, bài bạc rồi về đánh đập vợ con. Tài sản hiện có một căn nhà, một miếng đất và một khoản nợ 300 triệu mình vay chị gái của mình cho chồng mình làm ăn, anh ta suốt ngày bài bạc không chịu trả nợ. Giờ làm cách nào để mình lấy lại được khoản cho vay ạ. Với lại giờ mình cũng chuẩn bị nộp đơn ly hôn đơn phương, mình muốn để tài sản và hai đứa con cho anh ấy nuôi do mình chuẩn bị đi xuất khẩu lao động. Liệu sau này mình có giành lại quyền nuôi con được nữa không ạ?


  1.  Về khoản vay bạn vay cho chồng bạn làm ăn

Căn cứ tại Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

"Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này."

Theo quy định tại điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng gồm những nghĩa vụ sau:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Theo quy định trên, trong trường hợp của bạn, khi bạn vay tiền cho chồng bạn làm ăn, nếu cả 2 vợ chồng cùng ký vay thì nghĩa vụ trả số nợ cho chị của bạn là nghĩa vụ chung của vợ chồng và cả hai đều có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ dù đã ly hôn.

2. Có thể giành quyền nuôi con sau khi ly hôn được không?

Quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi con sau ly hôn được Toà án ghi nhận tại Bản án ly hôn hoặc Quyết định công nhận thuận tình ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó, khi ly hôn Toà án quyết định giao con cho người đáp ứng các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con hoặc giao con cho cha hoặc mẹ theo thoả thuận của vợ chồng.

Sau ly hôn vợ chồng có thể thoả thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con và yêu cầu Toà án ghi nhận thoả thuận này hoặc theo thời gian các điều kiện của người trực tiếp nuôi con không còn hoặc Người trực tiếp nuôi con có các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con, bạo hành con hoặc có các hành vi ngược đãi con thì người không trực tiếp nuôi con, người thân thích hoặc các tổ chức xã hội có quyền yêu cầu Toà án thay đổi quyền nuôi con.

Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

"1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ."

Các trường hợp thay đổi quyền nuôi con như sau:

  1. Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn theo thoả thuận của cha mẹ

Thứ nhất, hồ sơ yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

– Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con được cha mẹ cùng ký

– Căn cước công cha và mẹ

– Giấy khai sinh của con

– Giấy xác nhận thông tin cư trú của cha và mẹ

– Quyết định/Bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

– Các chứng cứ chứng minh về yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

Nếu con đã đủ 07 tuổi thì cần có ý kiến của con

Thứ hai, thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

Căn cứ vào quy định trên, Toà án nhân dân cấp huyện nơi người đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con sau ly hôn cư trú hoặc đăng ký tạm trú có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

Điều 39.Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

Căn cứ vào quy định trên, Toà án nhân dân cấp huyện nơi người đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con sau ly hôn cư trú hoặc đăng ký tạm trú có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Thứ ba, thủ tục yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

Bước 1: Cha, mẹ gửi hồ sơ yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

Bước 2: Tòa án thụ lý hồ sơ và thông báo về việc nộp án phí

Bước 3: Toà án tổ chức buổi họp giữa các bên về yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo thỏa thuận của hai vợ chồng. Trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con.

Bước 4: Tòa án ra quyết định công nhận hoặc từ chối công nhận thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con.

  1. Trong trường hợp nếu có tranh chấp về quyền nuôi con

Thứ nhất, Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

– Đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con do bạn ký.

– Căn cước công dân của bạn

– Giấy khai sinh của con

– Quyết định/Bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

– Các chứng cứ chứng minh về việc người trực tiếp nuôi dưỡng con không đủ điều kiện để tiếp tục nuôi dưỡng chăm sóc con.

– Bản tường trình ý kiến nguyện vọng của Con từ 7 tuổi về mong muốn được thay đổi người chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết

Căn cứ theo quy định tại Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người hiện tại đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con cư trú (nơi cha/mẹ cư trú) hoặc đang đăng ký tạm trú có thẩm quyền giải quyết việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

Thứ ba, thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con như sau:

Bước 1: Bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con/chồng bạn) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho bạn;

Bước 3: Bạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

3. Án phí, lệ phí khi giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

 Án phí và lệ phí toà án khi giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

Căn cứ Danh mục Án phí, lệ phí tòa án kèm theo Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn giảm thu nộp quản lý và sử dụng án phí Tòa án. Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch mức thu là: 300.000 đồng.

Đối với lệ phí án phí Tòa án giải quyết vụ việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là: 300.000 đồng.

4. Dịch vụ tư vấn thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn của Công ty luật TNHH Đức An

Với đội ngũ luật sư chuyên sâu, có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong lĩnh vực Hôn nhân & Gia đình, luật Đức An cung cấp cho Quý khách hàng các dịch vụ sau:

(i) Tư vấn cho Khách hàng về trình tự, thủ tục và các căn cứ để khách hàng có thể yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn;

(ii) Đánh giá các yêu cầu của khách hàng dưới góp độ pháp lý và đưa ra cho khách hàng các phương án tối ưu nhất.

(iii) Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến các yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn;

(iii) Đại diện cho khách hàng nộp đơn hoặc tham gia cùng khách hàng nộp đơn tại Toà án có thẩm quyền.

(iv) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ kiện thay đổi quyền nuôi con.

Mọi yêu cầu tư vấn giải đáp xin liên hệ

CÔNG TY LUẬT TNHHH ĐỨC AN

Hotline: 090.2201.233

Trụ sở văn phòng: 64B Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội