1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tư Vấn Luật Hôn Nhân Và Gia Đình / Thủ tuc xác nhân cha cho con

Thủ tuc xác nhân cha cho con

Chào luật sư, tôi là con riêng (ngoài giá thú) của bố tôi,thì tôi có được hưởng quyền lợi gì về tài sản sau khi bố tôi mất đi không ạ? Nếu bố tôi không để lại di chúc hoặc trong di chúc không có tên tôi thì tôi có thể đòi quyền lợi thừa kế tài sản không ạ? mà nếu tôi đòi quyền lợi thừa kế thì tôi phải cần những giấy tờ gì và đi đâu để đòi quyền lợi đó ạ? xin cảm ơn ạ


Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An

Thứ nhất, con riêng có được hưởng quyền lợi gì về tài sản sau khi bố mất không?

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trường hợp bố của bạn mất nhưng không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp (hoặc thuộc vào các trường hợp được quy đinh tại điểm b, Khoản 1, Điều 650 BLDS 2015 thì di sản mà bố để lại sẽ được chia theo pháp luật. Pháp luật hiện hành không có sự phân biệt con trong giá thú và con ngoài giá thú khi hưởng thừa kế theo pháp luật. Chính vì vậy, con trong giá thú và con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế như nhau. Hay nói cách khác, nếu bố bạn mất không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì phần di sản sẽ được chia theo pháp luật, và bạn sẽ được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất.

Thứ hai, nếu bố không để lại di chúc hoặc di chúc không có tên bạn thì bạn có thể đòi quyền hưởng thừa kế không?

  • Nếu bố của bạn không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật và bạn có quyền hưởng di sản thừa kế như đã phân tích ở trên
  • Nếu bố của bạn để lại di chúc nhưng không có tên của bạn thì sẽ có 2 trường hợp:

Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

- Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Vì vậy, căn cứ theo quy định trên, vụ việc của bạn sẽ được chia ra 2 trường hợp như sau:

+ Nếu bạn đủ 18 tuổi và không thuộc trường hợp không khả năng lao động thì bạn sẽ không được hưởng di sản thừa kế

+ Nếu bạn chưa đủ 18 tuổi hoặc bạn đã đủ 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động thì bạn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Thứ ba, thủ tục pháp lý để hưởng thừa kế

Để được nhận di sản thừa kế từ cha/mẹ, điều kiện bắt buộc là phải có căn cứ pháp lý chứng minh quan hệ cha, mẹ con giữa cha/mẹ với con ngoài giá thú.

Quyền nhận cha, mẹ đã được Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định tại Điều 90:

Điều 90. Quyền nhận cha, mẹ

1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.

2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.

Để có thể thực hiện được quyền của mình, bạn cần làm thủ tục xác nhận cha. Tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:

“Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2.Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Trường hợp cả cha và con đều muốn xác định quan hệ với nhau thì có thể đến UBND xã nơi đăng ký khai sinh của con để làm thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con. Cụ thể, cha/ con phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Chứng cứ chứng minh bao gồm: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con; Văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 04/2020/TT-BTP.

Trường hợp, một bên cha hoặc con không đồng ý hoặc một bên đã chết, thì bên muốn nhận cha mẹ con có thể làm đơn yêu cầu Tòa án xác nhận cha/mẹ cho con hoặc xác nhận con cho cha/mẹ theo quy định khoản 2 Điều 101 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nói trên

Dịch vụ pháp lý nhận cha cho con

1. Tư vấn pháp lý.

2. Hướng dẫn soạn hồ sơ thủ tục pháp lý

3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong xác nhận cha mẹ cho con

Công ty Luật TNHH Đức An

Số 64b, Phố Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT 090 220 1233

Web: www.luatducan.vn