1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Lao động / Chế độ phụ cấp nâng lương người lao động

Chế độ phụ cấp nâng lương người lao động

Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động. Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động sẽ được các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.


  1. Chế độ nâng bậc, nâng lương
    1. Các quy định pháp luật về chế độ nâng bậc, nâng lương

Căn cứ khoản 6 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH  quy định như sau:

Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động

Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

6. Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.

7. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.

8. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: những loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động và quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

9. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

10. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề: quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Theo đó, chế độ nâng lương cho người lao động được thực hiện theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.

Căn cứ Điều 21 Bộ luật lao động 2019 quy định nội dung hợp đồng lao động như sau:

Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

Theo quy định trên, chế độ nâng lương là một trong những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động.

  1. Điều kiện nâng bậc

Đối với điều kiện nâng bậc lương trong doanh nghiệp thường phụ thuộc vào quy chế nâng lương của doanh nghiệp đó. Một vài tiêu chí đánh giá các doanh nghiệp về quy định về điều kiện xét để nâng bậc lương hàng năm như sau:

- Người lao động thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng theo hợp đồng lao động đã ký kết.

- Người lao động không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 và nội quy lao động của doanh nghiệp.

- Người lao động đạt thành tích nổi bật, đóng góp to lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Thông thường quy chế liên quan đến nâng bậc lương phải có các nội dung như sau:

- Đối tượng được nâng bậc lương

- Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc.

- Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc

- Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động

Căn cứ vào quy chế nâng bậc lương thì hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động và công bố công khai trong doanh nghiệp. Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể

  1. Phụ cấp, trợ cấp
    1. Phụ cấp

Phụ cấp được hiểu là khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương.

Phụ cấp bao gồm các khoản trong thu nhập nằm ngoài lương chính cộng thêm cho người lao động mà khoản tiền lương từ chuyên môn ra (tính theo bậc lệ thuộc vào bằng cấp hay tay nghề) mà họ xứng đáng được hưởng thêm.

Một số chế độ phụ cấp lương của người lao động bao gồm:

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 04 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.

- Chế độ phụ cấp trách nhiệm:

Phụ cấp trách nhiệm được áp dụng đối với người lao động làm một số công việc thuộc công tác quản lý (như tổ trưởng, tổ phó, đội trưởng, đội phó, quản đốc, đốc công, trưởng ca, phó trưởng ca, trưởng kíp, phó trưởng kíp và các chức danh tương tự) hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn so với trách nhiệm đã tính trong mức lương của thang lương, bảng lương (như thủ quỹ, thủ khi, kiểm ngân và chức danh tương tự).

Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi không làm công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm.

- Phụ cấp lưu động

Phụ cấp lưu động được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở, như thi công các công trình xây dựng; khảo sát, tìm kiếm, khoan thăm dò khoáng sản; khảo sát, đo đạc địa hình, địa chính, khảo sát xây dựng chuyên ngành, sửa chữa, duy tư đường bộ, đường sắt; nạo vét công trình đường thủy và công việc có điều kiện tương tự

Phụ cấp lưu động được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo số ngày thực tế lưu động.

- Phụ cấp thu hút

Phụ cấp thu hút được áp dụng đối với người lao động đến làm ở vùng kinh tế mới, vùng có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, công trình cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện mà Nhà nước quy định có phụ cấp thu hút; nghề, công việc công ty cần thu hút lao động.

Phụ cấp thu hút được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Thời gian thực hiện từ 3 năm đến 5 năm, tùy thuộc vào điều kiện của địa bàn làm việc hoặc nghề, công việc được áp dụng

- Phụ cấp khu vực

Phụ cấp khu vực được áp dụng đối với người lao động làm việc ở địa bàn mà Nhà nước quy định cán bộ, công chức làm việc ở địa bàn này được hưởng phụ cấp khu vực. Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực được thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 02 năm 2005 của liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và các văn bản sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung.

Phụ cấp khu vực được xác định theo nơi làm việc của người lao động và tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi không làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp khu vực.

- Chế độ phụ cấp chức vụ:

Phụ cấp chức vụ được áp dụng dối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng (ban) trong trường hợp công ty quy định Trưởng phòng, Phó trưởng phòng (ban) hưởng lương chuyên môn, phụ cấp chức vụ.

Phụ cấp chức vụ được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi thôi không giữ chức vụ từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp chức vụ.

- Một số chế độ phụ cấp lương khác.

Công ty được quy định thêm các chế độ phụ cấp khác như phụ cấp khuyến khích người lao động làm việc để bảo đảm thời gian và định mức lao động, nâng cao kỹ năng thực hiện công việc, làm việc gắn bó lâu dài với công ty và phụ cấp khác phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và yêu cầu thực tế của công ty.

Phụ cấp lương sẽ khuyến khích người lao động làm việc và các khoản phụ cấp khác được quy định cần phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động.

  1. Trợ cấp

Trợ cấp được hiểu là khoản tiền người lao động được cấp khi rơi vào tình trạng không hoặc tạm thời ngừng lao động, trên cơ sở số tiền mà người lao động đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm trong thời gian lao động.

Các chế độ trợ cấp:

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động có thể được hưởng các khoản trợ cấp sau đây:

- Trợ cấp thôi việc trong trường hợp bị thôi việc thuộc các trường hợp được quy định cụ thể tại Bộ luật Lao động năm 2019.

- Trợ cấp mất việc đối với trường hợp người lao động bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu vì lý do kinh tế hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên

- Trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.

- Trợ cấp thai sản đối với phụ nữ mang thai, nhận nuôi con nuôi

- Trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh phải điều trị dài ngày.

- Trợ cấp hưu trí đối với đối tượng đã đủ tuổi nghỉ hưu và tham gia đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

- Trợ cấp tử tuất đối với người lao động thuộc diện được hưởng trợ cấp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Tùy thuộc vào từng đối tượng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà mức trợ cấp các đối tượng này được hưởng sẽ khác nhau. Căn cứ vào từng tình huống cụ thể mà cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả bảo hiểm xã hội cho các đối tượng được thụ hưởng theo quy định của pháp luật.

Đối tượng hưởng chế độ:

Tùy thuộc từng đối tượng sẽ được hương các khoản trợ cấp khác nhau theo quy định của pháp luật.

Mức hưởng chế độ trợ cấp:

Tùy thuộc vào từng chế độ mà mức hưởng được quy định khác nhau và không thấp hơn quy định của pháp luật.

Đặc điểm:

Bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành chi trả các khoản trợ cấp tùy thuộc vào mức đóng bảo hiểm với từng trường hợp cụ thể.

Các khoản trợ cấp, phụ cấp hiện nay có ý nghĩa rất to lớn đối với các chủ thể được hưởng trợ cấp. Đây là một khoản hỗ trợ về mặt kinh tế giúp cho người lao động gia tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống.

Liên hệ Luật sư lao động 090 220 1233

Phí tư vấn theo quy định văn phòng