Quy định pháp lý về nhượng quyền thương hiệu
Hiện nay, hình thức nhượng quyền thương hiệu đang là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, đây là hình thức kinh doanh giúp các nhà đầu tư nhượng quyền tận dụng được nguồn vốn, nhân lực cũng như kinh nghiệm để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế nó. Trong thời gian gần đây, thị trường nhượng quyền ở Việt Nam đang diễn ra hết sức sôi nổi, đặc biệt về mảng các mảng thực phẩm
-
Hình thức nhượng quyền thương hiệu có những rủi ro gì?
Có thể nói, mặc dù hình thức kinh doanh bằng nhượng quyền thương mại có rất nhiều ưu điểm nhưng hình thức này cũng mang đến không ít rủi ro. Có thể kể đến một số rủi ro như sau:
Thứ nhất, rủi ro về mặt pháp lý. Hiện nay, nhiều thương hiệu khi nhượng quyền có giá đặt cọc rất là cao nhưng khi thanh lý hợp đồng thì bên mua thương hiệu lại không nhận về được bao nhiêu. Điều đáng nói ở đây là những người kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền lại có rất ít kinh nghiệm và kiến thức về kinh doanh nói chung và về hình thức này nói riêng. Nên rủi ro về các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền là rất cao.
Thứ hai, rủi ro phụ thuộc. Lợi ích của người mua nhượng quyền thương hiệu chính là không phải suy nghĩ chiến lược kinh doanh, thương hiệu mẹ đã là một thương hiệu lớn, tạo được sức hút đối với khách hàng, nhưng lợi ích này cũng là con dao hai lưỡi khi người mua lại mất đi sự chủ động do phụ thuộc quá nhiều vào thương hiệu mẹ khi bên bán nhượng quyền sẽ là người đưa ra các chương trình marketing, quảng cáo.
Thứ ba, rủi ro bẫy nhượng quyền 0đ. Ngoài ra, bên mua nhượng quyền có thể rơi vào “bẫy nhượng quyền 0đ” do bên bán đề ra. Thực chất, nhiều bên nhượng quyền thực phẩm thu lợi nhuận từ việc bán nguyên liệu, đồ dùng của bên bán. Khi bên bán nhượng quyền yêu cầu giảm giá bán sản phẩm thì bên bán sẽ không bị ảnh hưởng.
Thứ tư, rủi ro hiệu ứng chuỗi. Khi kinh doanh bằng nhượng quyền thương hiệu còn có một rủi ro chính là rủi ro hiệu ứng chuỗi. Rủi ro hiệu ứng chuỗi được hiểu là khi một cơ sở gặp phải vấn đề, dẫn đến không hài lòng của khách hàng thì có thể ảnh hưởng lớn đến những cơ sở khác trong cùng thương hiệu.
-
Vai trò của luật sư trong việc tư vấn tính pháp lý của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hình thức kinh doanh bằng nhượng quyền thương mại mang lại rất nhiều lợi ích cho người mua lẫn người bán. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này vẫn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là rủi ro pháp lý đến từ các điều khoản của Hợp đồng nhượng quyền thương mại. Luật sư - là những người có kiến thức chuyên môn về pháp luật cũng như kinh nghiệm sâu rộng sẽ là người đưa ra những tư vấn chuyên sâu, đánh giá tính pháp lý để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất cho các bên.
-
Dịch vụ Luật sư tư vấn nhượng quyền thương hiệu Công ty Luật TNHH Đức An
Để hạn chế rủi ro pháp lý và được hỗ trợ trong quá trình đăng ký nhượng quyền thương mại cũng như mua bán thương hiệu, các doanh nghiệp, cá nhân có thể yêu cầu sự trợ giúp của các Công ty luật uy tín.
Luật sư Công ty Luật TNHH Đức An sẽ giúp Khách Hàng định hướng và hiểu rõ các vấn đề pháp lý xoay quanh mô hình hoạt động này. Cụ thể, phạm vi cung cấp dịch vụ của chúng tôi gồm:
-
Tư vấn giải thích các quy định pháp luật về nhượng quyền thương hiệu và tiến hành soạn hồ sơ, hợp đồng nhượng quyền nhãn hiệu.
-
Đại diện bên nhượng quyền hoặc bên nhận nhượng quyền đàm phán, ký kết hợp đồng nhượng quyền;
-
Tư vấn Đăng ký hoạt động nhượng quyền với cơ quan quản lý;
-
Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện thực hiện các thủ tục nhượng quyền thương hiệu;
-
Tư vấn và Đại diện bên nhượng quyền hoặc bên nhận nhượng quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động nhượng quyền
-
Liên hệ Luật sư tư vấn nhượng quyền thương hiệu: 090 220 1233
-
Phí tư vấn theo giờ và theo mức độ phức tạp của vụ việc
-