1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Di chúc định đoạt tài sản chung vợ chồng

Di chúc định đoạt tài sản chung vợ chồng

Tôi và chồng kết hôn đã 20 năm có 2 con trai và 1 con gái. Có tài sản chung vợ chồng là 2000m2 đất ở ngoại thành, một khu chung cư. Bây giờ tôi muốn lập di chúc để lại ½ tài sản trong tài sản chung cho con gái tôi nhưng chồng tôi không đồng ý. Tôi nên làm thế nào


Chế độ tài sản chung của vợ chồng có vai trò rất quan trọng trong thời kỳ hôn nhân của mỗi người. Việc hiểu biết và vận dụng quy định của pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình để xác định và định đoạt tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có vai trò quan trọng giúp tránh xảy ra tranh chấp phát sinh không đáng có đặc biệt là trong thời điểm để lại di chúc thừa kế và đồng thời cũng có thể giúp các chủ thể có liên quan có thể tự bảo vệ tài sản hợp pháp của mình trong thời kỳ hôn nhân nếu chẳng may có xung đột dẫn đến tranh chấp tài sản.

  1. Quy định của pháp luật

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình (vợ chồng có thỏa thuận khác); Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

 Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình quy định việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: Bất động sản; Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

 Đồng thời, tại Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:

- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.

Điều 218. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Định đoạt tài sản chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định về việc:

“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

 

  1. Vì sao cần luật sư tư vấn Di Chúc

Luật sư là người am hiểu pháp luật tư vấn và soạn thảo thì mới đảm bảo nội dung di chúc đúng, đủ đồng thời đảm bảo quá trình lập di chúc đúng quy định pháp luật.

 Nếu không có sự tư vấn Luật sư thì dễ dẫn tới những bản di chúc đó không có giá trị pháp lý và xảy ra nhiều vấn đề gây tranh cãi

  1. Dịch vụ Luật sư tư vấn

- Tư vấn về soạn thảo nội dung của di chúc, đảm bảo di chúc được lập đầy đủ các nội dung mà một bản di chúc cần phải có theo quy định của pháp luật; giúp cho ý nguyện của người lập di chúc được thể hiện trong bản Di chúc là hợp pháp, dễ hiểu, dễ thực hiện…

- Tư vấn về hình thức của Di chúc và các bước thực hiện việc lập di chúc: tùy theo yêu cầu, hoàn cảnh.

- Tư vấn về hiệu lực của di chúc và trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

- Tư vấn về việc gửi giữ di chúc

- Tư vấn khai nhận thừa kế theo di chúc

Liên hệ Luật sư tư vấn di chúc: 090 220  1233

Công ty Luật TNHH Đức An

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Nơi trao gửi niềm tin của khách hàng.

Đặt lịch làm việc ĐT: 090.220.1233 – 024.665.44233

Địa chỉ: 64B phố Nguyễn Viết Xuân - phường Khương Mai - quận Thanh Xuân - Hà Nội 

Web: www.luatducan.vn    Email: luatsubichhao@gmail.com