1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Hỏi đáp pháp luật / Thẩm quyền tuyên huỷ hợp đồng công chứng

Thẩm quyền tuyên huỷ hợp đồng công chứng

Theo quy định của pháp luật, có một số loại hợp đồng phải bắt buộc mới phát sinh giá trị pháp lý như: Hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng tặng cho, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất….. Việc công chứng có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ để xác định tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch dân sự (đối với các hợp đồng bắt buộc công chứng) mà còn giúp cho các bên hạn chế được những những rủi ro. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi các bên trong quan hệ hợp đồng không muốn tiếp tục hợp đồng nữa, hoặc nhiều lý do khác nhau khiến các bên muốn huỷ hợp đồng công chứng. Vậy, thẩm quyền, thủ tục tuyên huỷ hợp đồng công chứng được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH Đức An sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho Quý bạn đọc.


1. Nếu trường hợp 2 bên đồng ý huỷ hợp đồng công chứng

Khoản 1 Điều 52 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó”. Vì vậy, theo quy định này hoàn toàn có thể huỷ bỏ hợp đồng công chứng nhưng phải kèm theo điều kiện phải có sự thoả thuận, cam kết của tất cả những người đã tham gia hợp đồng.

Thẩm quyền tuyên huỷ hợp đồng công chứng?

Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành.

Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.

Vì vậy, thẩm quyền tuyên huỷ hợp đồng công chứng là do công chứng viên đã tiến hành công chứng hợp đồng đấy và tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng hợp đồng.

 

1. Trình tự, thủ tục huỷ hợp đồng công chứng theo quy định của Luật công chứng

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

- Phiếu yêu cầu công chứng.

- Văn bản thoả thuận về việc huỷ bỏ hợp đồng công chứng;

- Hợp đồng đã công chứng: Trong đó phải bao gồm tất cả các bản hợp đồng mà trước đó công chứng viên đã trả cho người yêu cầu công chứng.

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng như Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/hộ chiếu còn thời hạn.

- Giấy tờ về tài sản được đề cập đến trong hợp đồng, giao dịch (nếu có - bản sao).

Bước 2. Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng hủy bỏ hợp đồng tại tổ chức công chứng đã thực hiện công chứng hợp đồng trước đó

Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu

Công chứng viên sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra các giấy tờ có hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ yêu cầu hủy bỏ công chứng đã đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng. 

- Trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu có dấu hiệu vi phạm pháp luật như: một trong các bên có vấn đề chưa rõ về việc hủy bỏ giao kết hợp đồng, giao dịch; có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép; có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu hủy bỏ công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì:

+ Công chứng viên đề nghị người có yêu cầu hủy bỏ công chứng làm rõ vấn đề

+ Hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

Khi các bên trong hợp đồng đã công chứng hoàn toàn đồng ý với việc hủy bỏ hợp đồng thì họ sẽ ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

 

3. Thẩm quyền của Toà án trong tuyên huỷ hợp đồng công chứng

Khi các bên trong hợp đồng, giao dịch đã được công chứng không thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu 

Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất không bắt buộc hòa giải tại Ủy ban nhân dân.

Thẩm quyền xử lý đơn khởi kiện việc hủy hợp đồng mua bán nhà đất thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thẩm quyền sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong các trường hợp sau:

  • Vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện lấy lên giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
  • Tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 26, Điều 35, 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ Luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.

Luật sư Dân sự Luật Đức An

090 220 1233

Công ty Luật TNHH Đức An

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo 

Đặt lịch làm việc: 090.220.1233 – 024.665.44233

Địa chỉ: 64B phố Nguyễn Viết Xuân – phường Khương Mai- quận Thanh Xuân – Hà Nội

web: www.luatducan.vn

Trân trọng!