1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Luật sư bảo vệ tranh chấp đòi lại đất

Luật sư bảo vệ tranh chấp đòi lại đất

Để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, cần phải dựa vào yêu cầu của đương sự và quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội mà đương sự tham gia. Trên thực tế, do quan hệ pháp luật đa dạng, tồn tại đan xen nên việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong các vụ án dân sự không hề dễ và càng phức tạp hơn đối với vụ án tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Với sự đa dạng của các quan hệ pháp luật trong các vụ án dân sự, đặc biệt là các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất nên việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là rất khó khăn và phức tạp. Việc giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những thủ tục phức tạp, mất khá nhiều thời gian để thực hiện.


1. Quy định pháp luật về tranh chấp quyền sử dụng đất

Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai

Đất đai là loại tài sản đặc biệt thuộc quyền sở hữu của toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, quản lý, trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khoản 1 Điều 166 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đòi lại quyền sử dụng đất:

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Trình tự thủ tục đòi lại quyền sử dụng đất

Trước hết, các bên hòa giải theo Điều 202 Luật đất đai 2013:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Điều 203 của Luật đất đai 2013 quy định:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

2. Thẩm quyền Toà án giải quyết

Theo quy định tại Điều 35, Điều 37 BLTTDS năm 2015, thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất được xác định như sau:

– TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất nếu tranh chấp đó không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

– TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất mà tranh chấp đó có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện nhưng TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết

 

3. Vai trò Luật sư bảo vệ tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất

Để giải quyết tranh chấp về đòi lại quyền sử dụng đất những công việc thực hiện

  • Tư vấn thủ tục khởi kiện đúng quy định pháp luật
  • Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ cần thiết cho việc khởi kiện
  • Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai khi khách hàng yêu cầu
  • Đại diện theo ủy quyền khách hàng đề làm việc với Toà án
  • Tham gia tố tụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng tại Toà án giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm
  • Hướng dẫn thu thập chứng cứ

Luật sư Dân sự:

090 220 1233

Công ty Luật TNHH Đức An

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo 

Đặt lịch làm việc: 090.220.1233 – 024.665.44233

Địa chỉ: 64B phố Nguyễn Viết Xuân – phường Khương Mai- quận Thanh Xuân – Hà Nội

web: www.luatducan.vn

Trân trọng!