Luật sư bảo vệ trong vụ kiện hành chính
Luật sư bảo vệ vụ án hành chính. Theo quy định pháp luật, cá nhân, tổ chức có quyền thực hiện việc khiếu nại, hoặc khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
Khi có hành vi hành chính và quyết định hành chính trái pháp luật nghĩa là quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm hại. Tuy nhiên, việc xác định hành vi hành chính nào là trái pháp luật, quyết định hành chính nào bị khiếu nại là vấn đề cần có kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng trong tố tụng hành chính.
Theo quy định tại Điều 19 Luật Tố tụng hành chính thì đương sự có thể tự mình hoặc nhờ Luật sư hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Luật sư trong vụ án hành chính tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Theo quy định tại điều 61 Luật Tố tụng hành chính Quyền và nghĩa vụ của Luật sư
6. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính;
b) Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;
c) Tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc trong trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét;
d) Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này;
đ) Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo trong trường hợp được đương sự ủy quyền và có trách nhiệm chuyển cho đương sự;
e) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 6, 9, 16, 19 và 20 Điều 55 của Luật này;
g) Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Vai trò luật sư trong tố tụng hành chính là:
– Tư vấn thủ tục khiế nại, giải quyết vụ án hành chính
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quá trình giải quyết việc khiếu nại, vụ án hành chính
– Đại diện theo ủy quyền của khách hàng tham gia quá trình giải quyết việc khiếu nại, vụ án hành chính
– Thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
Luật sư hành chính Luật Đức An
Liên hệ làm việc tại văn phòng: 090 220 1233
Công ty Luật TNHH Đức An –
Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
Đặt lịch làm việc: 090.220.1233 – 024.665.44233
Địa chỉ: 64B phố Nguyễn Viết Xuân – phường Khương Mai- quận Thanh Xuân – Hà Nội
web: www.luatducan.vn
Face: Công ty luật TNHH Đức An