1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tranh tụng / Tội nhận hối lộ Điều 354 Bộ Luật Hình sự

Tội nhận hối lộ Điều 354 Bộ Luật Hình sự

CĂN CỨ PHÁP LÝ - Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; - Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP; 1. Tội nhận hối lộ - Định nghĩa: Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một sự việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ (Khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, Sửa đổi bổ sung năm 2017).


1. Tội nhận hối lộ

- Định nghĩa: Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một sự việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ (Khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, Sửa đổi bổ sung năm 2017).

- Chế tài xử lý:

+ Hình thức xử lý là có thể bị phạt tù từ 02 đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình tương ứng với mức độ nghiêm trọng hậu quả của hành vi phạm tội. Khung cơ bản là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

+ Ngoài ra, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hay tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Và người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng đều bị xử lý theo quy định của Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015).

 

- Các tình tiết tăng nặng:

+ Mức 1: Có tổ chức; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; Phạm tội 02 lần trở lên; Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;

=> ) Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

+ Mức 2: Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

=> Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

+ Mức 3: Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 1.000.000.000 trở lên; Gây thiệt hại về tài sản từ 5.000.000.000 đồng trở lên;

=>  Phạt tù 20 năm hoặc chung thân hoặc tử hình.

 

2. Tội môi giới hối lộ

- Định nghĩa: Tội mối giới hối lộ là hình thức trung gian giúp việc xác lập và thỏa thuận việc người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ và theo sự ủy nhiệm của người đưa hối lộ chuyển tiền, của hối lộ cho người nhận.

- Chế tài xử lý:

+ Chế tài xử lý đối với tội môi giới hối lộ là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (còn có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng) hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Ngoài ra, người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều 564 Bộ luật Hình sự 2015.

- Tình tiết tăng nặng:

+ Mức 1: Có tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội 02 lần trở lên; Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

=> Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

+ Mức 2: Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

=> Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

+ Mức 3: Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên.

=> Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

- Tình tiết giảm nhẹ:

+ Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để hối lộ;

+ Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Liên hệ Luật sư Hình sự Luật Đức An

090 220 1233

Lưu ý khi sử dụng dịch vụ của Công ty Luật TNHH Đức An

- Phí thực hiện dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận từng vụ việc cụ thể

Công ty Luật TNHH Đức An – Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Nơi trao gửi niềm tin của khách hàng.

Đặt lịch làm việc: 090.220.1233 – 024.665.44233

Địa chỉ: 64B phố Nguyễn Viết Xuân – phường Khương Mai- quận Thanh Xuân – Hà Nội

web: www.luatducan.vn