1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tư Vấn Luật Hôn Nhân Và Gia Đình / Bạo lực gia đình, phụ nữ nên làm gì?

Bạo lực gia đình, phụ nữ nên làm gì?

Khi chúng ta đang chung tay xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, gia đình hạnh phúc nhưng tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn ra. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạo lực gia đình không chỉ để lại hậu quả về thể chất, tinh thần mà còn về mặt kinh tế - xã hội, là vấn đề nhức nhối khiến dư luận, xã hội đặc biệt quan tâm. Bạo hành phụ nữ trong gia đình không những gây ra nhiều rủi ro về sức khỏe mà còn để lại nỗi ám ảnh dai dẳng suốt cuộc đời người phụ nữ. Vậy khi bị bạo lực gia đình, người phụ nữ nên làm gì để bảo vệ mình?


Bài đăng T4/2023

Thế nào là bạo lực gia đình?

 Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007, các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

- Cưỡng ép quan hệ tình dục;

- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở

 Nguyên nhân của bạo lực gia đình 

    - Từ nhận thức của mỗi người: Bất bình đẳng giới được xem là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong gia đình. Xã hội vẫn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng giới trong gia đình như định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư trong mỗi gia đình và xã hội không nên can thiệp.

    - Từ nền kinh tế: Khó khăn về kinh tế là một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình.

    - Từ tệ nạn xã hội: Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình. Thống kê cho thấy 60% nạn bạo hành gia đình xảy ra sau khi người chồng uống rượu hay dùng các chất kích thích. Các chất kích thích làm giảm sự kiềm chế cũng như nhận thức của bản thân phán đoán đúng sai từ đó dẫn đến trạng thái dễ nóng nảy, chửi bới, động tay, động chân.

- Từ công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình: Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về các hành vi bị coi là bạo lực gia đình và các biện pháp xử lý hành vi gây ảnh hưởng tới chủ thể khác. Bên cạnh các chế tài áp dụng theo quy định của nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này thì bạo hành gia đình nếu để lại hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng chế tài hình sự. Tuy nhiên, việc xử lý hành vi này trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với những trường hợp hành vi không rõ ràng hoặc nạn nhân, người chứng kiến không dám lên tiếng tố giác hành vi đó.

 

Quyền và nghĩa vụ của người bị bạo lực gia đình

Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

- Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

- Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

- Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Khi bị bạo lực gia đình, phụ nữ nên làm gì?

- Trước tiên, người bị nữ cần nắm chắc cái quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, liên hệ luật sư kịp thời để được tư vấn, hỗ trợ về pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình. Công ty Luật TNHH Đức An với Luật sư nhiều năm kinh nghiệm bảo vệ người bị bạo lực gia đình, thấu hiểu nỗi lo lắng cũng như nhu cầu được bảo vệ cấp thiết của nạn nhân bạo lực gia đình. Do đó, Luật sư sẽ đưa ra những tư vấn đúng quy định pháp luật, phù hợp nhất đối với hoàn cảnh của người bị bạo lực đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp.

- Nắm vững những kỹ năng để phòng chống bạo lực gia đình:  biết kiềm chế cơn nóng giận vì kiềm chế sự nóng giận có thể giúp bạn nói chuyện tỉnh táo, mạch lạc hơn và góp phần hạn chế nguy cơ bị bạo lực; cần quan sát và nhận biết một số dấu hiệu cho thấy bạo lực sắp xảy ra và tìm cách tránh đi chỗ khác;  tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài từ với người thân, hàng xóm, cán bộ tại địa phương để được chia sẻ, tư vấn và hỗ trợ giải quyết;

 

Dịch vụ Luật sư bảo vệ người bị bạo lực gia đình của Công ty Luật TNHH Đức An

- Tư vấn các quy định của pháp luật về bạo lực gia đình;

- Hướng dẫn, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình thực hiện các biệp pháp để được hỗ trợ về nơi tạm lánh, khám chữa bệnh do bị bạo lực gia đình;

- Thu thập bằng chứng chứng minh hành vi bạo lực gia đình làm căn cứ để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho đương sự;

- Tư vấn thủ tục khởi kiện hành vi bạo lực gia đình ;

- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ khởi kiện 

- Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên toà

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Công ty Luật TNHH Đức An có  kinh nghiệm trong việc tư vấn và giải quyết các vấn đề hôn nhân và gia đình, bạo lực gia đình.

Luật sư  kinh nghiệm giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình

Thạc sỹ - Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch làm việc:  0902201233 - cố định 024 66544233

Email: luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn

Face: Công ty luật TNHH Đức An

Luật Đức An, chất lượng và uy tín.

Trân trọng!