Vai trò của Luật sư trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội
Quyền bào chữa là một quyền đặc biệt đối với người bị buộc tội. Ý nghĩa của quyền bào chữa là để bảo vệ lợi ích của người bị buộc tội, bên cạnh đó còn để nâng cao uy tín, sự khách quan của hoạt động xét xử. Quyền bào chữa của người bị buộc tội được bảo đảm trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự và gắn liền với trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong việc đảm bảo cho quyền đó được thực hiện.
Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự:
“Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.
Sự tham gia của luật sư trong tố tụng hình sự vừa để đảm bảo được sự khách quan của hoạt động tố tụng vừa để đảm bảo quyền bảo chữa của người bị buộc tội. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư... tranh luận dân chủ tại phiên tòa”. Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định Luật sư tham gia tố tụng với vai trò người bào chữa từ giai đoạn tố giác tội phạm, điều tra, khởi tố, truy tố và xét xử vụ án hình sự.
Quy định trên nhấn mạnh vai trò của Luật sư trong vụ án hình sự trong việc thực hiện quyền và chữa của người bị buộc tội. Bởi Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và ứng xử hành nghề luật sư quy định Luật sư tham gia tố tụng một cách độ lập. Sự độc lập của luật sư thể hiện ở việc độc lập về tư duy, định hướng vụ án trong quá trình bào chữa cho bị can, bị cáo. Bên cạnh đó, việc Luật sư tham gia từ giai đoạn đầu của hoạt động tố tụng đảm bảo quá trình điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử được diễn ra khách quan, đảm bảo quyền tham gia tố tụng của bị can, bị cáo; đảm bảo sự minh bạch trong tố tụng hình sự.
Luật Đức An tổng hợp